Đề bài: Anh chị hãy bình luận câu tục ngữ sau: “Cần cù bù thông minh”
Bài làm
Con người ta được đánh giá cao về năng lực trí tuệ, con người trở nên thông minh, mang đầy đủ tính logic, nhạy bén, có một số người sự thông minh ấy có thể hiểu khi có trường hợp sẽ là do bản năng họ có sẵn, phụ thuộc vào yêu tố may mắn, nhưng những người còn lại không hết hy vọng,vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” nó hoàn toàn đúng trong trường hợp này, ngợi ca đức tính chịu khó sẽ có thể tạo nên kì tích trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Nội dung hàm chứa trong hai vế của câu nói này mang tầm lớn, ý nghĩa của chữ “cần cù” ở đây ta hiểu rằng nó khác hẳn so với chữ “thông minh”.Chỉ khi thực sự so sánh giá trị về nó ta mới thấy thấm thía. Thông minh là những người đầu óc sáng suốt, nhanh nhạy hơn người, được quyết định do gen di truyền, do hoàn cảnh tác động nhưng ta hoàn toàn có thể lật ngược tình thế khi có trong mình sự biểu hiện của tính cần cù chính là được hiểu con người siêng năng, chăm làm, nuôi dưỡng tính tò mò, chăm chỉ thu nạp kiến thức. Khi sinh ra không ai không muốn mình trở thành người thông minh, nhạy bén trong mọi việc, nhưng số phận mõi người mỗi khác, có người thiên tài cũng sẽ có người kém cỏi hơn, không được thông minh bằng, nhưng điều cốt lõi đáng ca ngợi chính là sự bền chí của con người kém cỏi ấy, ở họ là sự kiên trì, siêng năng, rồi không sớm thì muộn cũng sẽ đến một ngày sánh vai kịp với thành phần thiên tài được coi là số lượng hiếm hoi trong xã hội kia.
Thật may mắn là sự cần cù có thể được tạo ra bởi chính ta chứ không phải một yếu tố ngoại cảnh nào, nó là cả một quá trình luyện tập miệt mài có thể nói trí thong minh dù thế nào cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tiến trình đi đến thành công,giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống yêu cầu ta phải coi trọng tính cẩn thận, cần cù vậy ta cần nuôi dưỡng ngay từ bây giờ, bằng việc chăm lam, chăm làm, chăm học hỏi,rồi họ sẽ có thể được coi tiến bộ nhanh hơn những con người thông minh.Ở những con người đó nếu ít kiến thức vận dụng vào xã hội, không rèn luyện, mài giũa thường xuyên, thì dù họ có thông minh cỡ mấy cũng dễ bị đi chậm hơn, thụt lùi, thui chột tài năng, quả là đáng sợ!.
Khoảng cách giữa hai vế trong câu tục ngữ kia dường như trở nên cân bằng bằng từ “bù” mà tác giả dân gian trân trọng nó đặt trình trọng trong câu, có thể nói đó là điều kỳ diệu của đức tính kiên trì, dù mình làm chậm hơn nhưng họ sẽ nhớ được lâu, người kém thông minh nhưng chịu khó học hỏi, tích lũy thì dần dần công sức của họ sẽ được đền đáp tạo những thành quả lớn.
Dễ dàng thấy rằng, có những người trên ghế nhà trường thì học lực trung bình nhưng khi được thức tỉnh, họ không hề bỏ cuộc kiên trì theo đuổi ước mơ tuyệt vời của bản thân, họ không quản thời gian, công sức đầu tư ngày qua ngày để đạt được kết quả cuối cùng xứng đáng đó là bước chân được vào cánh cổng trường đại học danh tiếng bao nhiêu người phải thán phục với số điểm cao chót vót, với biệt danh – Cô nàng thủ khoa, anh chàng thủ khoa mà bạn bè, thầy cô, xã hội ngưỡng mộ đặt cho họ. Hay trên thế giới, nổi bật là tấm gương về Albert Einstein, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét thực tế rằng ông “kém trí, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế, điều đó đã là bằng chứng dẫn đến việc Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich ngay lập tức. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã,ông chỉ biết phó mặc nhưng không hề, ông vẫn cố gắng vươn lên và kết quả ngọt ngào nhất như việc trở thành một trong những nhà vật lý học nổi tiếng của lịch sử nhân loại.
Nhưng cố gắng là đáng ghi nhận, nhưng vẫn có những trường hợp không may mắn mãi chật vật với thành công, bởi vì đơn giản họ vẫn chưa làm đúng cách. Trước khi bắt tay vào một việc gì ta cần thu thập, xem xét kỹ càng, tính toán, hỏi han cụ thể để tránh sai sót đáng tiếc. Và cần nhớ rằng khi nhập cuộc, thất bại là điều thường gặp, nhưng vấn đề là liệu chúng ta có đủ nghị lực để đứng dậy hay không, dám học hỏi kinh nghiệm từ thất bại, khắc phục và thử lại cho đến lúc thành công hay không, điều đó mới quan trọng.
Cuộc sống là một chuỗi ngày cố gắng không ngơi nghỉ, đừng bao giờ so sánh với ai khác, chỉ có thực lực bản thân, cùng kinh nghiệm cho ta hiểu rằng ta cần phải nỗ lực phấn đấu, vươn lên, không bằng lòng với hiện tại, để hoàn toàn lật lại được tình thế rằng trí thông minh có thể bù lại được bằng sự cố gắng thông minh, cần cù, chăm chỉ.
Là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em thấy rằng bài học này quá tuyệt vời, nó là kim chỉ nam cho mỗi người học sinh biết hiểu bản thân, phấn đấu, không bao giờ cho phép bản thân nơi lỏng tu dưỡng đức tính kiên trì, cần học tập thông minh, hăng hái tham gia các hoạt động và rèn cho mình được đức tính không hề biết nản lòng, bỏ cuộc mới mong thành tài. Lời khuyên răn của người đi trước quả là sâu sắc giúp ta xóa bỏ được rào cản thành công, ở đó sự kém thông minh sẽ thế lấp được bằng đức tính cần cù.