Bình giảng về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga -Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

Bình giảng về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga -Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

Hướng dẫn

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Dựa vào văn bản thơ đã học, em hãy bình giảng về đoạn trích về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Mở bài

– Tác giả:

  • Nguyễn Đình Chiểu được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, các sáng tác của ông đều chứa đựng tình yêu nước thương dân sâu sắc.
  • Ông đã để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm với các thể loại đa dạng và phong phú, nêu cao tinh thần nhân nghĩa và đạo lí làm người.
  • Trong số các sáng tác ấy thì “Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của cụ Đồ Chiểu.

2. Tác phẩm:

  • “Truyện Lục Vân Tiên” ra đời trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ca ngợi những con người có lẽ sống cao cả, nghị lực kiên cường, một lòng hướng thiện.
  • Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chúng ta có thể thấy hình tượng người anh hùng ra tay cứu giúp người gặp nạn – một hình tượng cao đẹp.

2. Thân bài

-Khoảnh khắc Vân Tiên phá tan vòng vây cứu Nguyệt Nga

  • Mở đầu đoạn trích, Vân Tiên xuất hiện một cách oai hùng với tấm lòng trượng nghĩa và tài năng phi thường của mình.
  • Hành động “bẻ cây làm gậy” của chàng khiến nhiều người phải khâm phục.
  • Hình ảnh so sánh: trận đánh của Vân Tiên được ví như Triệu Tử Long một mình phá vòng vây của Tào Tháo để bảo vệ con nhỏ của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
  • Vân Tiên giống như một vị anh hùng, người hùng đã bất chấp tính mạng để bảo vệ dân lành.

-Hành động hỏi thăm ân cần của Vân Tiên đối với Nguyệt Nga

  • Lục Vân Tiên không chỉ là một người có tài, có nghĩa khí mà còn là người ân cần và chu đáo, biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
  • Chàng sợ hai cô gái ngồi trong xe ngựa hoảng loạn nên đã trấn an tinh thần họ “Ta đã trừ dòng lâu la”.

-Vân Tiên là một người coi trọng đạo lí, lễ nghĩa.

  • Khi Nguyệt Nga muốn ra ngoài để cảm tạ ân nhân cứu giúp thì Vân Tiên đã vội ngăn cản.
  • Chúng ta cũng có thể thấy được chàng là một người coi trọng lễ nghĩa, tuân thủ nguyên tắc nam nữ thụ thụ bất thân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Xem thêm:  Dàn ý bài: Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác

-Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật độc đáo

  • Với việc sử dụng những câu từ hết sức mộc mạc, giản dị, kết hợp với lối văn đối đáp hóm hỉnh, dịu dàng giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga, cụ Đồ Chiểu đã khắc họa thành công tính cách của nhân vật.
  • Họ đều là những người có học thức, coi trọng đạo lí, hành xử đúng chuẩn mực xã hội.

-Phẩm chất, khí phách anh hùng của Vân Tiên

  • Lục Vân Tiên ra tay cứu giúp người gặp nạn là vì việc nghĩa, vì chàng là người thất chuyện bất bình không thể bỏ qua chứ không phải là để người khác đền ơn cho mình.
  • Quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ ràng: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.

3. Kết bài

Tóm tắt về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích: Thể hiện khát vọng hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp dân lành của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích với thể thơ lục bát uyển chuyển, giọng thơ mềm mại đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Bài liên quan tác phẩm Lục Vân Tiên:

>>Hướng dẫn soạn văn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Chương trình Ngữ văn lớp 9

>>Giới thiệu về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu

>>Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu – tác giả của tác phẩm Lục Vân Tiên

>>Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu

>>Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

>>Trình bày cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

II. Bài tham khảo cho đề bình giảng Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm của ông đều chan chứa tình đời, tình người và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Ông đã để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm với các thể loại đa dạng và phong phú. Các sáng tác của ông thường nêu cao tinh thần nhân nghĩa và đạo lí làm người. Trong số các sáng tác ấy thì “Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của cụ Đồ Chiểu.

Xem thêm:  Tả cảnh biển Nha Trang mà em biết

“Truyện Lục Vân Tiên” ra đời trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Truyện ca ngợi những con người có lẽ sống cao cả, nghị lực kiên cường, một lòng hướng thiện. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chúng ta có thể thấy hình tượng người anh hùng ra tay cứu giúp người gặp nạn – một hình tượng cao đẹp và giàu nghĩa khí.

Mở đầu đoạn trích, Vân Tiên xuất hiện một cách oai hùng với tấm lòng trượng nghĩa và tài năng phi thường của mình.

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”

Hình ảnh của Lục Vân Tiên đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách rõ nét. Hành động “bẻ cây làm gậy” của chàng khiến nhiều người phải khâm phục. Trong tay không có binh khí, chỉ có một mình Lục Vân Tiên cùng với một chiếc gậy xông vào đám hung đồ.

“Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang

Lâu la bốn phía vỡ Tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.”

Ở những câu thơ trên chúng ta bắt gặp một hình ảnh so sánh thật đẹp, trận đánh của Vân Tiên được ví như Triệu Tử Long một mình phá vòng vây của Tào Tháo để bảo vệ con nhỏ của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Với hình ảnh so sánh này, Vân Tiên giống như một vị anh hùng, người hùng đã bất chấp tính mạng để bảo vệ dân lành. Qua đó, đức tính nghĩa hiệp “vị nghĩa vong thân” được đề cao và làm nổi bật.

Lục Vân Tiên không chỉ là một người có tài, có nghĩa khí mà còn là người ân cần và chu đáo, biết quan tâm tới cảm xúc của người khác. Chàng sợ hai cô gái ngồi trong xe ngựa hoảng loạn nên đã trấn an tinh thần họ “Ta đã trừ dòng lâu la”. Khi Nguyệt Nga muốn ra ngoài để cảm tạ ân nhân cứu giúp thì Vân Tiên đã vội ngăn cản:

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái, ta là phận trai”

Chỉ với câu nói này của Vân Tiên, chúng ta cũng có thể thấy được chàng là một người coi trọng lễ nghĩa, tuân thủ nguyên tắc nam nữ thụ thụ bất thân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Với việc sử dụng những câu từ hết sức mộc mạc, giản dị, kết hợp với lối văn đối đáp hóm hỉnh, dịu dàng giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga, cụ Đồ Chiểu đã khắc họa thành công tính cách của nhân vật. Họ đều là những người có học thức, coi trọng đạo lí, hành xử đúng chuẩn mực xã hội. Kiều Nguyệt Nga là cô gái tiểu thư được dạy dỗ tử tế, nàng biết rằng mình cần phải trả ơn cứu mạng cho Vân Tiên. Nàng tha thiết mời chàng về nhà để đền ơn đáp nghĩa nhưng Vân Tiên đã khéo léo từ chối: “làm ơn há để trông người trả ơn”.

Xem thêm:  Dàn ý chi tiết bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Lục Vân Tiên ra tay cứu giúp người gặp nạn là vì việc nghĩa, vì chàng là người thất chuyện bất bình không thể bỏ qua chứ không phải là để người khác đền ơn cho mình. Vân Tiên sống vì lí tưởng cao đẹp và hành động theo đúng lí tưởng đó:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ ràng: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Tư tưởng này thể hiện một lẽ sống cao thượng bởi vì nó luôn hướng tới những người dân bình thường, bị chèn ép bởi bọn cường hào ác bá.

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp dân lành của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó, tác giả cũng đã khắc họa và đề cao phẩm chất tài ba, dũng cảm của Vân Tiên cũng như tính nết thùy mị đoan trang của Nguyệt Nga. Đoạn trích với thể thơ lục bát uyển chuyển, giọng thơ mềm mại đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *