Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Hướng dẫn

NỘI DUNG BÀI VĂN BÌNH GIẢNG THAM KHẢO

Trong khoảng đời lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng thông cảm, chia sẻ với nàng. Ngay từ đoạn đầu đời của bước đường lưu lạc “trước lầu Ngưng Bích”, nàng phải đối diện với chính mình trong nỗi đau bi kịch. Bi kịch nội tâm của phép tả cảnh ngụ tình. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một thành tựu đặc sắc của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Thúy Kiều thông minh, nhạy cảm, tài sắc, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màn che”. Nhưng bất ngờ tai vạ lại ập đến với gia đình nàng. Nàng buộc phải bán mình chuộc cha, trao cả cuộc đời cho Mã Giám Sinh lưu manh, và rồi lại rơi vào chốn lầu xanh của Mụ Tú, cái lầu Ngưng Bích mà mụ dành cho Kiều ở thật ra là cái cạm bẫy để rồi đưa nàng vào cuộc đời của một cô gái lầu xanh. Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích là dự cảm về những đắng cay mà nàng sắp sửa phải gánh chịu.

Đoạn thơ trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn xót xa của thân gái dặm trường phải đối với bao nghiệt ngã ở chính mình – một nỗi buồn xa xót, thê lương, buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người; một nồi buồn của con người hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.

Mở đầu đoạn thơ là khung cảnh bi kịch nội tâm Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Chỉ vài nét chấm phá của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã gợi lên một tâm trạng cô đơn, trơ trọi của Thúy Kiều trước không gian mênh mông vắng lặng. Từ lầu cao ngước mắt xa trông, nàng chỉ thấy trong tầm mắt dáng núi mờ xa và một mảnh trăng gần. Bức tranh thiên nhiên thì đẹp, nhưng lòng người thì buồn, nên cảnh cùng đeo sầu. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn xuống mặt đất thì cảnh vật bốn về xa trông bát ngát, bên thì “cát vàng cồn nọ” nhấp nhô, lượn sóng, bên thì “bụi hồng dặm kia” thưa thớt thoáng hiện dưới ánh trăng vàng. Bức tranh thiên nhiên dù nên thơ, thoáng đãng, nhưng lại rất tĩnh – cái tình lặng gần như tuyệt đối ấy, cái mênh mông vắng lặng ấy lại càng khắc sâu thêm nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của nàng. Để rồi nỗi cô đơn ấy lại càng đấy lên đến mức tuyệt đối:

Xem thêm:  Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

Hình ánh “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian và không gian hãm con người nơi đất lạ, miền xa. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” để mà tự thổn thức, tự hoài niệm. Thật oái oăm cho cảnh, “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Một nửa là tâm sự của Thúy Kiều và nửa kia là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích. Hai nỗi ấy đan xen vào nhau, làm choáng ngợp lòng Kiều, khiến Kiều đau đớn bơn, tan tác hơn. Nàng đắm chìm trong nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng.

Trong nỗi buồn cô quạnh đó, hình ảnh người thân lại hiện về. Nàng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được Nguyễn Du miêu tá thật xúc động và sâu sắc trong lời độc thoại nội tâm.

Nàng tưởng nhớ đến Kim Trọng, nhớ về mối tình trong sáng, đẹp đẽ. Hình ảnh ánh trăng gợi nhớ lại một đêm trăng mới ngày nào họ cùng nhau thề nguyền kết tóc xe tơ, nàng thương Kim Trọng vẫn tháng ngày mong chờ, không biết nàng ở tận góc bể chân trời nào:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương xuống những rày trông mai chờ.

Hai câu thơ là lời độc thoại, nội tâm của trái tim yêu thương. Và giờ đây, nàng càng đau đớn xót xa hơn:

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Trong tình yêu, không biết bao giờ nàng mới thôi nhớ Kim Trọng. Chắc mải mãi là không bao giờ phai nhạt được. Lòng Kiều là một “tấm son” một tấm lòng son sắt thủy chung với Kim Trọng. Về sau, trong suốt mười lăm năm lưu lạc, hình bóng Kim Trọng lúc nào cũng khắc sâu trong tâm trí của Kiều. Câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” cũng có thể hiếu theo cách khác. Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố, biết bao giờ gột rửa được. Dù là hiểu câu thơ theo cách nào đi nữa, thì ta vẫn thấy nỗi trăn trở của Kiều là nỗi đau về mối tình tan vỡ, một nỗi đau về thân phận, về cuộc đời mà nàng đã phải chấp nhận.

Cánh ngộ của Kiều lại càng éo le hơn, khi nghi về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm nay,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc từ đã vừa người ôm.

Kiêu “xót” vì hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi về nổi không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng cha mẹ đang ngày một già nua đau yếu. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau, còn là sự thế hiện một cách tinh tế của Nguyễn Du trong việc khắc họa một cách khách quan tâm trạng của Thúy Kiều. Là người đặc biệt biêu thảo như Kiều, Nguyễn Du đã thấy và thông cảm với những đổ vở, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng như chảy máu vì đau thương và hối hận. Chính vì vậy mà khi viết về tâm trạng của Thúy Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự đạo lí phong kiến, để Kiều nhớ đến người yêu trước. Mặt khác, đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần đền đáp. Còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là người có tội bạc tình. Trong tâm trạng như vậy, khi một mình một bóng, Nguyễn Du đã để Kiều trước hết nghĩ tới người yêu thì thật là một nhà thơ tâm lí bậc thầy khó lần với bất cứ ai.

Trong tâm trạng ngổn ngang những nỗi đau dằn xé của nàng, nàng ngoảnh mặt trông bốn phương trời, đâu đâu cũng thấy buồn.

Bốn cặp câu cuối đoạn là bốn bức tranh mà Kiều nhìn đến được Nguyễn Du miêu tả bằng điệp khúc “buồn trông”. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, trong đó khung cảnh thiên nhiên luôn là khung cảnh tâm trạng, biểu đạt hoạt động nội tâm của Thúy Kiều.

Cảnh thứ nhất là cảnh chiều hôm trên cửa biển với cánh buồm thấp thoáng khi tỏ khi mờ:

Buồn trông cửa hể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa.

Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng một nỗi buồn day dứt về quê nhà xa cách, về thân phận lẻ loi, cô đơn, hiu hắt đến khốn cùng!

Xem thêm:  Viết bài tập làm văn số 3 lớp 9 đề 2: ngày 20 tháng 11 Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

Bức tranh thứ hai hiện ra trước mắt là hình ảnh:

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Một cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông đủ để chiếm thực tại ở nàng. Hình ảnh “hoa trôi” gợi lên nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô định của nàng. Nàng thực sự cảm nhận được số phận trôi nổi về sau của mình.

Càng buồn, cảnh vật càng thấm nỗi đau và gần như càng xa lạ đối với nàng:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Hình ảnh “nội cỏ dầu dầu” giữa “chân mây mặt đất” trong cái màu xanh xanh, mùa xa tít tắp ấy, là một nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến tự bao giờ!

Lòng Kiều buồn, nỗi buồn tràn ngập cả bốn phương trời như bao phủ lấy nàng, ôm chặt nàng, lòng nàng cảm thấy cô đơn hơn, hãi hùng hơn. Nhưng có lẽ điều đã làm nàng khiếp sợ nhất là tiếng sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt dềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng âm vang vây chặt lấy Kiều, ầm vang trong lòng Kiều. Tiếng sóng gào thét giận dữ như báo hiệu bão tố đang rình rập như chụp xuống đời nàng.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Với những nét phác họa có chọn lọc về cảnh vật thiên nhiên, về ngôn ngữ độc thoại và hề thống ngôn ngữ dân tộc là chủ yếu, Nguyễn Du đã miêu tả những diễn biến tâm trạng nhân vật một cách sinh động, tạo được ấn tượng mạnh mẻ đối với người đọc.

Với một trái tim nhân đạo, giàu tính nhân văn sâu sắc, kết hợp với bút lực tài hoa, Nguyễn Du đã tạo nên một đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều.

*****

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 6 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *