Vua Lê trị quan tham

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lê Thánh Tông tên khác là Lê Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, là con thứ tư của vua Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn (TP. Hà Nội ngày nay) và mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).

Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: Chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là “vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược”.

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, văn xuôi, vừa Hán, Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn…

Trong số những thành tựu đặc sắc của triều vua Lê Thánh Tông phải kể đến những thành công của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước để quản lý thống nhất quốc gia. Và Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông, người khởi xướng Bộ luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông đã thu lại quyền chỉ huy của Tổng quân Đô đốc Lê Thiệt vì con Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường nói với các quan rằng: “Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”.

Xem thêm:  Phân tích tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử

Để loại trừ tệ tham nhũng của quan lại, ngay từ khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã có những biện pháp chấn chỉnh quyết liệt. Trong 37 năm trị vì đất nước, vua Lê Thánh Tông đã xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh. Khi vua mới lên ngôi, đất nước chìm trong tham nhũng, tướng sĩ lo bòn rút, hưởng lạc, quan lại chia bè phái, nhân dân đói khổ oán thán. Bằng tầm nhìn của vị vua vĩ đại, Lê Thánh Tông nhìn thấy nạn tham nhũng là thứ giặc lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi mới lên ngôi, để nắm bắt tình hình đời sống xã hội, vua Lê Thánh Tông thường xuyên vi hành. Thấy nhiều quan lại như lũ sâu mọt đục khoét của dân, lòng người oán thán, vua cho rằng tham nhũng là nạn lớn nhất cần phải tiêu diệt. Nhiều quan chức được cất nhắc nhờ nịnh bợ, quà cáp hối lộ. Tháng 3-1463, trong một buổi thiết triều, nhà vua dụ: Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy!

Sau vài năm chống tham nhũng, nhà vua thấy rằng cần phải có bộ luật rõ ràng để chống tham nhũng. Đó là một trong những lý do ra đời của Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật đã định rõ tội danh và hình phạt với các quan lại tham nhũng. Trong số 722 điều của bộ luật này, có tới 40 điều nói về chống tham nhũng.

Xem thêm:  Hot 999 stt vui Facebook câu like khủng nhất hiện nay

Năm 1475, vua ra lệnh cấm vơ vét tiền khi xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét thì trị tội nặng. Sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt năm 1478 chỉ rõ người nào tham ô, lười biếng thì tâu lệnh để định việc giáng chức.Năm 1487, nhà vua khi xem xét quan lại mà thấy có hành vi tham nhũng thì cho bãi chức sung quân. Năm 1483, vua ra sắc chỉ những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch, không được hưởng khoan hồng của triều đình.

Lời bàn:

Trong gần 40 năm ngồi trên ngai vàng, vua Lê Thánh Tông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết rằng: Lê Thánh Tông là vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược… Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Đặc biệt, ông chú trọng việc quản lý xã hội bằng pháp luật.

Sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật này được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông – người khởi xướng Bộ luật Hồng Đức, ông cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Chính vì vậy, nạn tham nhũng dưới triều đại ông được nghiêm trị. Lê Thánh Tông thường nói với các quan rằng: Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo. Đó là tiếng nói của một ý chí tự cường dân tộc, là động lực mãnh liệt đưa Lê Thánh Tông đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Xem thêm:  Trong tục ngữ ca dao, tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là một nội dung đặc sắc. Nhiều câu ca dao vào loại hay nhất trong kho tàng tục ngữ ca dao của nhân dân ta mang nội dung này. Hãy giải thích và chứng minh nhận xét đó

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *