Trường đua ngoài đời

Trên thế giới có một dân tộc đã bị trục xuất khỏi mảnh đất của mình và phải sống lưu vong trên 2.000 năm, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc, tiếng nói, chữ viết và tập tục của mình. Đó là dân tộc Do Thái. Và chính nhờ sự chăm sóc, động viên của những người làm cha mẹ mà học sinh người Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập cũng như đức tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh dân tộc khác.

Thực tế cuộc sống cho thấy, bất cứ bà mẹ nào trên thế giới cũng đều yêu thương những đứa con do chính mình sinh ra, nhưng cách yêu thương và thể hiện tình cảm khác nhau thì không phải bà mẹ nào cũng giống nhau. Giữa “tình yêu dòng nước mát” và “tình yêu dòng máu đào”, người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn “dòng máu đào” mới là tình yêu thương con thực sự. Đó là thứ tình cảm phải biết nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con mình, đồng thời phải biết đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời. Và cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà bác học vĩ đại Einstein là một minh chứng.

Trong cuốn sách “Người Do Thái dạy con” có viết về nhà bác học Einstein, như sau: Sự thành công vĩ đại của nhà bác học Einstein được cả thế giới công nhận và tán dương. Ông được coi là nhà khoa học lớn nhất thế kỷ XX. Điểm mạnh điển hình của ông là luôn luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và kiên trì phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu đó. Ông vốn xuất thân từ một gia đình người Do Thái sống ở Đức, với điều kiện kinh tế eo hẹp. Hồi học tiểu học và trung học, thành tích học tập của ông không nổi trội lắm. Hồi đó, Einstein tự phân tích đánh giá năng lực bản thân, thấy thành tích các môn học không thật tốt nhưng riêng hai môn Số học và Vật lý lại nổi bật. Vì vậy, ông quyết tâm đặt mục tiêu vào hai môn đó và đã xin vào học tại Khoa Vật lý của một trường đại học ở Thụy Sĩ.

Xem thêm:  Bản lĩnh Bang Cơ

Mục tiêu chính xác kết hợp với tinh thần cần cù, ham học đã giúp Einstein phát huy hết khả năng của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã tích lũy được khối kiến thức lớn. Năm 26 tuổi, ông đã viết được bản luận văn khoa học tiêu đề “Các trắc định mới kích thước phân tử”. Sau đó, ông liên tục công bố 4 luận văn khoa học quan trọng, phát triển khái niệm về lượng tử của Planck, phát hiện được lượng tử quang ngoài hình dạng sóng còn có dạng hạt, tức lưỡng tính sóng – hạt. Ông đã xây dựng Thuyết tương đối luận hẹp. Công trình khoa học này đã đánh dấu về một sự thay đổi lớn trong nhận thức của loài người đối với vũ trụ.

Einstein đã miệt mài nghiên cứu trên 10 năm trời, cuối cùng ông đã giành được thành công đột phá trong ba lĩnh vực: Thuyết tương đối luận hẹp, Lý luận hiệu ứng quang điện và Vận động Planck. Có một sự kiện quan trọng chứng tỏ Einstein kiên trì theo đuổi mục tiêu và đánh giá đúng sức mình. Đó là vào năm 1952, khi vị Tổng thống đầu tiên của Israel qua đời, ông được Chính phủ mời về kế nhiệm làm tổng thống, nhưng ông thực tâm xin từ chối. Lý do từ chối đã được ông đưa ra trước mọi người rằng: Thực tế đã chứng minh, một người giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học chưa chắc đã giỏi trong làm chính trị.

Xem thêm:  Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng (Bo-ke). Suy nghĩ và bình luận ý kiến trên

Lời bàn:

Ngày nay, các nhà tâm lý học trên thế giới đều thừa nhận rằng, không một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng cho mọi đứa trẻ. Nhưng có một điều chung cần thực hiện là tất cả những đứa trẻ đều cần được tôn trọng. Cha mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Đồng thời, khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động… để trẻ phát huy các thiên hướng và sở trường của mình. Và với trẻ em, thất bại cũng rất quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau. Và chính Einstein, nhà bác học vĩ đại của nhân loại ở thế kỷ XX đã được giáo dục trong môi trường gia đình như vậy.

Vào năm 1905, tuy đã là một nhà Vật lý học nổi tiếng với nhiều phát minh, nhưng cuộc sống của Einstein vẫn chẳng có gì thay đổi. Hằng ngày, 9 giờ ông đến cơ quan làm những việc sự vụ. Sau giờ làm việc, ông đến làm thuê cho xưởng làm giấm. Nhiều học giả nổi tiếng đinh ninh Einstein phải là một giáo sư, họ tìm gặp ông và rất ngạc nhiên khi thấy ông chỉ là một viên chức quèn, đầu tóc rối bù, áo sơ mi nhăn nhúm. Vị giáo sư nổi tiếng Plăng đã phải kêu lên: Làm sao lại có thể chà đạp nhân tài đến thế. Một thiên tài sắp phát động một cuộc cách mạng trong vật lý, một Copecnic của thế kỷ XX mà lại phải làm những việc lặt vặt của một công chức hạng ba ở Cục Bản quyền, thật bất công. Với Einstein là vậy, nhưng điều quan trọng hơn ở ông mà các nhà khoa học đương thời cũng như ngày nay ít ai có được, đó là ông biết trên đường đua ngoài đời, nếu không đặt ra mục tiêu rõ rệt sẽ khó vượt qua khó khăn, thách thức. Và điều này đã làm cho Einstein trở thành thiên tài.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *