Trình bày cảm nhận về tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Trình bày cảm nhận về tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Hướng dẫn

Ông lão đánh cá và con cá vàng là tác phẩm đặc sắc của Puskin. Dựa vào những hiểu biết của bản thân sau khi học xong tác phẩm, em hãy trình bài cảm nhận về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

  • I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý nghĩa tác phẩm: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của nhà văn A. Pushkin, tác phẩm phản ánh những mặt sáng mặt tối của cuộc sống, là lời giải thích cho những gì mà người sống nhân hậu hiền lành nhận được và cái giá phải trả cho lòng tham lam

2. Thân bài

  • – Hình ảnh ông lão

+ Nghèo khó, thật thà, lương thiện, chăm chỉ

+ Tất bật với công việc đánh cá mà ông yêu thích, bắt được cá vàng, thả đi khi con cá van xin, không nhận sự đền ơn

+ Lương thiện, chấp nhận không có thành quả sau một ngày đi câu

  • – Hình ảnh mụ vợ

+ Tham lam, độc ác, lòng tham vô đấy, hay nổi cáu, quát mắng ông lão

+ Không biết thân phận của mình, không trọn nghĩa một người vợ, coi người chồng như một người hầu, người đầy tớ

  • – Những thứ mà lòng tham nhận được, hình ảnh con cá vàng trong tác phẩm

+ Trở lại cuộc sống nghèo khó như cũ, túp lều tranh, máng lợn, đối với ông lão là điều tốt nhất

+ Đối với mụ vợ phải trải qua cảm giác đau khổ: Nghèo khó trở nên giàu có rồi lại trở lại cuộc sống ban đầu,

– Hình ảnh con cá vàng: biểu tượng của sự biết ơn, đền đáp

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

3. Kết bài

Cảm nghĩ về ý nghĩa tác phẩm: Câu chuyện được xây dựng với nhiều tình tiết li kì, là ước mơ, khát vọng, để lại nhiều ý nghĩa với người đọc.

II. Bài tham khảo

Truyện dân gian là một kho tàng văn học khổng lồ đã ăn sâu vào trong tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, những câu chuyện luôn mang một ý nghĩa nhất định về cuộc sống, là lời dạy của thế hệ đi trước, là bài học rút ra từ những gì đã trải qua. Cũng giống như Việt Nam, những câu chuyện cổ tích nước ngoài cũng chứa đựng ý nghĩa sâu xa nhất định, trong đó có tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của nhà văn A. Pushkin, tác phẩm phản ánh những mặt sáng mặt tối của cuộc sống, là lời giải thích cho những gì mà người sống nhân hậu hiền lành nhận được và cái giá phải trả cho lòng tham lam.

Qua tác phẩm đọng lại rõ nét nhất trong lòng người đọc là hình ảnh ông lão, một con người nghèo khổ, thật thà, một con người chăm chỉ với công việc của mình, ở cái tuổi của ông đáng ra phải được nghỉ ngơi, phải được sum họp cười nói vui vẻ bên gia đình, cùng con cháu quây quần bên những câu chuyện không mở đầu cũng chẳng có kết thúc. Nhưng không, ông lão vẫn cứ tất bất với công việc của mình, công việc đem tới niềm vui cho ông, đối với những người đi câu thì việc chinh phục thiên nhiên, bắt được cá là đích đến cuối cùng mà ai cũng ao ước có được, nhưng khi ông bắt được con cá vàng, trước lời van xin của nó ông đã thả đi, vậy là đối với ông ngày hôm đó chẳng có thu hoạch gì, chẳng đạt được kết quả gì, một con người nghèo khó về vật chất nhưng về mặt tình cảm thì vô cùng giàu có.

Xem thêm:  Quan niệm của bạn về lối sống giản dị của một con người

Con người có tầm lòng bao dung rộng lớn đó lại chung sống với một mụ vợ tham lam độc ác, một con người có lòng tham vô đáy, trước câu chuyện ông kể về con cá vàng, trước lời từ chối của ông lão về sự đền ơn mà con cá đem lại mụ vợ đã nổi cáu, quát mắng và bắt ông hết lần này tới lần khác làm theo ý mụ để thỏa mãn lòng tham của mình. Với thận phận một người vợ điều đầu tiên cần làm là tôn trọng chính người chồng của mình, chăm sóc cho chồng và đặc biệt là có sự bình đẳng giữa hai người, nhưng người phụ nữ này không hề hiểu điều đó, sự hiền lành của ông lão chính là nguyên nhân khiến mụ vợ coi thường, luôn quát mắng, coi ông lão như một người đầy tớ, người hầu chứ không phải là một người chồng, còn về phía ông lão dù không đồng tình về những việc làm mà vợ mình đưa ra nhưng cũng không dám làm trái, không dám đứng lên, luôn nghe theo lời vợ, đơn giản bởi ông lão quá lương thiện.

Rồi việc gì đến cũng đến, qua những thứ mà con cá đền ơn cho mụ vợ thì cuối cùng đâu lại vào đó, trước mắt người vợ hiện ra là một không gian cũ, một không gian với cái máng lợn, với túp lều. Cái kết đối với người đọc là sự thỏa mãn vô cùng, một con người tham lam, nghèo khó trải qua một quãng thời gian ngắn khi được sống trong giàu sang, vinh hoa phú quý, cuối cùng lại trở lại với cuộc sống nghèo khổ như ban đầu là sự trừng trị không có gì đau đớn hơn, về phía ông lão trở lại với cuộc sống hiện tại là điều tốt nhất đối với ông. Về phía con cá vàng hiện lên như một biểu tượng của sự biết ơn, là sự đền đáp xứng đáng đối với những người thành tâm giúp đỡ, không vụ lợi, không toan tính, cuối cùng ý nghĩa mà câu chuyện đem lại thật sâu sắc, những người sống ích kỉ, luôn muốn hưởng giàu sang mà không phải lao động, lòng tham không có điểm dừng sẽ không bao giờ có được những thứ mình mong muốn, những người sống lương thiện, thật thà sẽ luôn gặp may mắn.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Cây Tre Trăm Đốt

Câu chuyện được xây dựng với nhiều tình tiết li kì, hư cấu nhằm thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân, là lời dạy mà những thế hệ đi trước để lại cho các thế hệ con cháu đời sau, là bài học quý giá về cuộc sống đối với con người.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hinh anh gai xinh hot girl cap 2 3 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *