Trình bày cảm nhận về những bài Ca dao hài hước – Bài văn của Ngọc Duyên đội tuyển văn tỉnh Hà Tĩnh
Hướng dẫn
Ca dao hài hước với những tình huống gây cười hóm hỉnh không chỉ mang đến tiếng cười sảng khoái mà còn chứa đựng bao thông điệp, quan niệm của tác giả dân gian. Dựa vào những hiểu biết sau khi học xong ca dao hài hước, anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình về Ca dao hài hước.
I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày cảm nhận về ca dao hài hước
1. Mở bài
Giới thiệu về những bài ca dao hài hước: Cuộc sống của người lao động nghèo vô cùng vất vả nhưng không vì thế mà họ tỏ ra buồn rầu, mà trái lại họ luôn tìm cho mình những niềm vui cuộc sống, yêu lao động yêu cuộc đời trong những lúc rảnh rỗi qua các bài ca dao dân ca. Trong đó phải kể đến những bài ca dao hài hước, không chỉ mang lại tiếng cười mà nó còn mang giá trị nhân văn vô cùng ý nghĩa.
2.Thân bài
-Phân tích bài ca dao thứ nhất
+ Bài ca dao hài hước đầu tiên là việc đối đáp vui đùa của đôi nam nữ xung quanh việc dẫn cưới và thách cưới
+ Cưới xin vốn là việc hệ trọng cả một đời người, thời xưa việc dẫn cưới và thách cưới là hai việc không thể thiếu của việc cưới hỏi. Tuy nhiên lời đối đáp của đôi nam nữ lại mang lại tiêng cười vô cùng thích thú, nó không giống nhu ư bất kì lời dẫn cưới hay thách cưới nào, đây chính là tiếng cười có dân gian, của những người lao động nghèo.
+Chàng trai đã muốn có một lễ vật vô cùng hoàng tráng, đầy đủ nhưng vì những lí do khách quan vô cùng có lí mà không thể thực hiện: quốc cấm, máu hàn, tưởng như lễ vật to lắm mà cuối cùng chỉ còn “con chuột béo” vô cùng gần gũi, dễ tìm trong cuốc sống, tuy cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng bằng sự cố gắng chàng trai vẫn có sính vật để cưới vợ.
+Vì biết chàng trai nghèo, nhưng có lòng, cô gái cũng chẳng làm khó, cô thách một nhà khoai lang. Khoai lang là thứ dễ tìm, dễ kiếm, lại gần gũi với cuộc sống của những người nông dân nghèo.
=> Bài ca dao đã thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng như thái độ sống tích cực, vượt qua khó khăn của người nông dân.
-Phân tích bài ca dao thứ hai:
+Hai câu ca dao là tiếng cười trào phúng, biện pháp nghệ thuật phóng đại, đối lập phê phán những đấng mày râu lười nhác, lười lao động.
+Hành động “Khom lưng chống gối” nghe chừng tưởng như đang cố gắng hết sức làm một việc lớn lao, nhưng kết quả chỉ là “hai hạt vừng” mà thôi.
=> Tác giả muốn nhắn nhủ đã là trang nam nhi thì nên sống sao cho mạnh mẽ, cho đúng câu phái mạnh
-Phân tích bài ca dao thứ ba:
+ Cũng giống như bài ca dao thứ hai, bài ca dao thứ ba này cũng phế phán những người đàn ông yếu mềm, hèn kém, lười biếng. mang danh trụ cột của cả một gia đình nhưng lại luồn cúi xó bếp, “sờ đuôi con mèo”
-Phân tích bài ca dao thứ tư:
+ Bài ca dao thứ tư lại là tiếng cười chế giễu những người phụ nữ vô duyên, hay ăn mà lại biếng lười, nghệ thuật phóng đại với lời lẽ dí dóm, độc đáo, gần gũi đã mang lại tiếng cười cho người đọc.
+ nhưng hơn hết đó chính là lời nhắc nhở đầy ý nhị về những thói hư tật xấu, cần sửa đổi không thì sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
3. Kết bài
Ý nghĩa của những bài ca dao hài hước: Những bài ca dao hài hước chính là tiếng cười của dân gian nhằm tạo niềm vui trong cuộc sống nhưng ý nghĩa nhân văn của những bài ca dao hài hước là vô cùng to lớn cao cả. Đây chính là tiếng nói đả kích, châm biếm, phê phán những thói xấu những khuyết điểm của rất nhiều con người biếng lười, vô duyên trong xã hội.
II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nhận về ca dao hài hước
Cuộc sống của người lao động nghèo vô cùng vất vả nhưng không vì thế mà họ tỏ ra buồn rầu, mà trái lại họ luôn tìm cho mình những niềm vui cuộc sống, yêu lao động yêu cuộc đời trong những lúc rảnh rỗi qua các bài ca dao dân ca. Trong đó phải kể đến những bài ca dao hài hước, không chỉ mang lại tiếng cười mà nó còn mang giá trị nhân văn vô cùng ý nghĩa.
Bài ca dao hài hước đầu tiên là việc đối đáp vui đùa của đôi nam nữ xung quanh việc dẫn cưới và thách cưới:
“Cưới nàng anh toan dẫn voi
Nhưng sợ quốc cấm nên voi không vào
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ hò nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng ”
Cưới xin vốn là việc hệ trọng cả một đời người, thời xưa việc dẫn cưới và thách cưới là hai việc không thể thiếu của việc cưới hỏi. Tuy nhiên lời đối đáp của đôi nam nữ lại mang lại tiêng cười vô cùng thích thú, nó không giống nhu ư bất kì lời dẫn cưới hay thách cưới nào, đây chính là tiếng cười có dân gian, của những người lao động nghèo.
Chàng trai đã muốn có một lễ vật vô cùng hoàng tráng, đầy đủ nhưng vì những lí do khách quan vô cùng có lí mà không thể thực hiện: quốc cấm, máu hàn, tưởng như lễ vật to lắm mà cuối cùng chỉ còn “con chuột béo” vô cùng gần gũi, dễ tìm trong cuốc sống, tuy cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng bằng sự cố gắng chàng trai vẫn có sính vật để cưới vợ. Vì thấu hiểu cho hoàn cảnh của chàng trai, lời thách cưới của cô gái cũng nhẹ nhàng, nhưng cũng rất vui vẻ, có giá:
“Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà”
Vì biết chàng trai nghèo, nhưng có lòng, cô gái cũng chẳng làm khó, cô thách một nhà khoai lang. Khoai lang là thứ dễ tìm, dễ kiếm, lại gần gũi với cuộc sống của những người nông dân nghèo. Bài ca dao đã thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng như thasi độ sống tích cực, vượt qua khó khăn của người nông dân.
Nếu như bài ca dao thứ nhất là tiếng cười vui vẻ vượt qua khó khăn của những người lao động thì những bài ca dao tiếp lại là tiếng cưới mang tính phê phán, châm biếm những cái xấu, thói hư của con người:
“Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”
Hai câu ca dao là tiếng cười trào phúng, biện pháp nghệ thuật phóng đại, đối lập phê phán những đấng mày râu lười nhác, lười lao động. hành động “Khom lưng chống gối” nghe chừng tưởng như đang cố gắng hết sức làm một việc lớn lao, nhưng kết quả chỉ là “hai hạt vừng” mà thôi. Tác giả muốn nhắn nhủ đã là trang nam nhi thì nên sống sao cho mạnh mẽ, cho đúng câu phái mạnh
“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
Cũng giống như bài ca dao thứ hai, bài ca dao thứ ba này cũng phế phán những người đàn ông yếu mềm, hèn kém, lười biếng. mang danh trụ cột của cả một gia đình nhưng lại luồn cúi xó bếp, “sờ đuôi con mèo”
“Lỗ mũi em mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm”
Bài ca dao thứ tư lại là tiếng cười chế giễu những người phụ nữ vô duyên, hay ăn mà lại biếng lười, nghệ thuật phóng đại với lời lẽ dí dóm, độc đáo, gần gũi đã mang lại tiếng cười cho người đọc, nhưng hơn hết đó chính là lời nhắc nhở đầy ý nhị về những thói hư tật xấu, cần sửa đổi không thì sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
Những bài ca dao hài hước chính là tiếng cười của dân gian nhằm tạo niềm vui trong cuộc sống nhưng ý nghĩa nhân văn của những bài ca dao hài hước là vô cùng to lớn cao cả. Đây chính là tiếng nói đả kích, châm biếm, phê phán những thói xấu những khuyết điểm của rất nhiều con người biếng lười, vô duyên trong xã hội
Theo Tapchivanhoc.com