Trình bày cảm nhận về đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Trình bày cảm nhận về đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Hướng dẫn

Câu chuyện tình cảm động nhưng bi thảm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã làm cảm động hàng triệu khán giả trên thế giới. Dựa vào đoạn trích Tình yêu và thù hận đã được học, anh chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn trích Tình yêu và thù hận.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về đoạn trích Tình yêu và thù hận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả và đoạn trích: Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của nhà văn người Anh Sếch-xpia nói về tình yêu thắm thiết giữa đôi trai giá thuộc hai dòng họ có mối thù sâu sắc. Do những xô xát và hiểu lầm cuối cùng cả hai đều tự tử, cái chết đó đã giải được mối thù oán hận của hai dòng họ

2. Thân bài

-Cảm nhận về khung cảnh tỏ tình huyền ảo: Khi đêm đã khuya, dưới ánh trăng sáng vằng vặc và hương hoa thơm ngào ngạt, Rô-mê-ô đã vượt tường đá cao để vào vườn hướng tởi cửa phòng của Giu-li-ét

-Cảm nhận về tình yêu say đắm, nồng nhiệt của đôi bạn trẻ: Khi Giu-li-ét gặp được Rô-mê-ô cũng là lúc bị mũi tên ái tình làm cho choáng váng, không nén nổi lòng mình mà đã cất lời gọi tên người mình say đắm ngay trong đêm

-Cảm nhận về tình yêu khi vượt qua thù hận: Đối với Rô-mê-ô, khi biết Giu-li-ét ngại ngần chuyện dòng họ, chàng đa sẵn dàng vứt cả dòng họ của mình “chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên, đổi họ”.

-Cảm nhận những tư tưởng nhân văn trong đoạn trích: Thời trung cổ muốn con người hi sinh những quyền lợi cá nhân cho dòng họ, còn tư tưởng Phục Hưng lại hướng con người thoát khỏi ràng buộc lễ giáo không cần thiết.

Xem thêm:  Nghị luận “Những thói xấu ban đầu là khách lạ qua đường - BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ 2

3. Kết bài

Ý nghĩa của đoạn trích: Thông qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận” nhà văn Sếch-xpia đã mang lại tư tưởng mới cho người đọc đó là muốn tình yêu thắng lợi thì phải vượt qua được sự bất hòa bên ngoài và xây dựng phong cách sống mới

II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nhận về đoạn trích Tình yêu và thù hận

Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của nhà văn người Anh Sếch-xpia nói về tình yêu thắm thiết giữa đôi trai giá thuộc hai dòng họ có mối thù sâu sắc. Do những xô xát và hiểu lầm cuối cùng cả hai đều tự tử, cái chết đó đã giải được mối thù oán hận của hai dòng họ. Đoạn trích “Tình yêu và thù hận” được trích trong vở kịch đã nói về cảnh đầu tiên gặp gỡ và thề nguyền của đôi bạn trẻ cùng nhau bất chấp thù hận của hai dòng họ.

Đoạn trích là một cảnh được tái hiện lại trên sân khấu với tất cả màu sắc, âm thanh, ánh sáng và cây, hoa, nhà cửa, con người. Đây là một cảnh tỏ tình chưa từng có trong lịch sử sân khấu và văn học của nhân loại. Khi đêm đã khuya, dưới ánh trăng sáng vằng vặc và hương hoa thơm ngào ngạt, Rô-mê-ô đã vượt tường đá cao để vào vườn hướng tởi cửa phòng của Giu-li-ét. Còn Giu-li-ét khi ấy đã vươn mình ra ban công thể thổ lộ và tâm sự lòng mình, họ say sưa và nồng nhiệt. Ấn sâu trong khung cảnh mê hồn đó là biết bao niềm hận thù và nguy hiểm đang rình rập đôi bạn trẻ. Tuy nhiên khung cảnh đó cũng đã chứng minh được tình yêu chính là một thứ tình cảm vô tư, đẹp đẽ, cao thượng nhất của con người, là nguồn cảm hứng bất tận của con người.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám

Trong đêm dạ hội, Rô-mê-ô đã bị choáng ngợp trước nhan sắc của Giu-li-ét, với tâm hồn đang chìm trong say đắm, chàng đã nói hết những lời lẽ ca tụng sắc đẹp của nàng. Rô-mê-ô gọi Giu-li-ét là mặt trời, vầng dương đẹp tươi, ánh sáng chói chang, rực rỡ lấn át cả mặt trăng đang chiếu sáng “giết chết ả hàng nga héo hon, xanh xao, nhợt nhạt”. Cảm hứng nồng nàn về đôi mắt của nàng, đôi mắt ấy như hai vì sao sáng long lanh, đẹp nhất trên bầu trời, sáng đến nỗi chim chóc hót vang tưởng trời đã sáng. Những hình ảnh so sánh đẹp và đầy chất thơ ấy chính là tình cảm mê đắm của Rô-mê-ô, mấy bức tường đá làm sao ngăn được tình yêu của chàng. Khi Giu-li-ét gặp được Rô-mê-ô cũng là lúc bị mũi tên ái tình làm cho choáng váng, không nén nổi lòng mình mà đã cất lời gọi tên người mình say đắm ngay trong đêm “Ôi Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô”. Nàng chẳng ngại ngần giãi bày lòng mình, thấy rằng mình yêu Rô-mê-ô chính vì con người của chàng, nàng mong rằng Rô-mê-ô sẽ vượt qua mối thù hận của dòng họ để yêu nàng.

Đối với Rô-mê-ô, khi biết Giu-li-ét ngại ngần chuyện dòng họ, chàng đa sẵn dàng vứt cả dòng họ của mình “chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên, đổi họ”. Tuy chàng biết rõ bước vào khu vườn nhà nàng là bước vào tử đại nhưng chính tình yêu đã khiến chàng không hề ngại ngần và lo sợ bất cứ điều gì. Rô-mê-ô có vẻ nghĩ đơn giản, còn Giu-li-ét lại không hề đơn giản như vậy, ý nghĩ của nàng về Rô-mê-ô luôn bị bóng đen của mối thù dòng họ ám ảnh, luôn nghĩ tới những trở ngại to lớn khó vượt qua trong mối tình của họ. Tuy nhiên nàng vẫn rất tỉnh táo, nàng nhận thấy “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”. Đối với nàng, tình yêu bắt nguồn từ chính tình cảm khao khát chân thành và nồng nhiệt của tuổi trẻ thì những thù hận kia sẽ chẳng còn nghĩa lí gì. Tình yêu trong sáng và chân thành, cháy bỏng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã diễn ra trên chính nền của mối hận thù giữa hai dòng họ và đó là một tình yêu rất dũng cảm. Có thể thấy, xung đột kịch trong tác phẩm không chỉ là mâu thuẫn thù hận giữa hai dòng họ nữa mà hơn thế nó còn là sự đối chọi giữa hai nền luân lí thời trung cổ hà khắc – nền nhân văn của thời Phục Hưng. Thời trung cổ muốn con người hi sinh những quyền lợi cá nhân cho dòng họ, còn tư tưởng Phục Hưng lại hướng con người thoát khỏi ràng buộc lễ giáo không cần thiết.

Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về việc nói “cảm ơn” và “xin lỗi” trong đởi sống hàng ngày

Thông qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận” nhà văn Sếch-xpia đã mang lại tư tưởng mới cho người đọc đó là muốn tình yêu thắng lợi thì phải vượt qua được sự bất hòa bên ngoài và xây dựng phong cách sống mới.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *