Trình bày cảm nhận của em về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc qua truyền thuyết “Thánh Gióng”

Trình bày cảm nhận của em về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc qua truyền thuyết “Thánh Gióng”

Hướng dẫn

Thánh Gióng là truyền thuyết về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Em hãy viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc qua truyền thuyết “Thánh Gióng”.

I. Dàn ý cho đề bài trình bày cảm nhận về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Thánh Gióng

1. Mở bài cho đề trình bày cảm nhận về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Thánh Gióng

– Giới thiệu về tinh thần yêu nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

– Giới thiệu về truyền thuyết “Thánh Gióng”: “Thánh Gióng” không chỉ là bài ca về người anh hùng vĩ đại mà còn là bản hùng ca về tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

2. Thân bài cho đề trình bày cảm nhận về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Thánh Gióng

  • Tinh thần yêu nước được thể hiện qua truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Truyền thuyết “Thánh Gióng” được xem là tác phẩm đầu tiên về đề tài giữ nước và chống xâm lược, tác giả dân gian đã lí tưởng hóa nhân vật để thể hiện tinh thần yêu nước.

– Tiếng nói đầu tiên mà chú bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận giết giặc là tiếng nói yêu nước, nêu cao quyết tâm đánh giặc.

Xem thêm:  Cảm nhận về truyện Sọ Dừa

– Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng thể hiện phẩm chất của nhân dân: những người dân sống thầm lặng như chú bé Gióng lặng thinh không biết nói, không biết cười, nhưng khi kẻ thù xâm lược đặt chân lên mảnh đất quê hương, thì tinh thần yêu nước sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.

  • Niềm tự hào dân tộc được thể hiện qua truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Chi tiết thần kì về sự trưởng thành của cậu bé lên ba vụt trở thành tráng sĩ thể hiện rõ sự trưởng thành của ý thức dân tộc.

– Cái vươn vai trở thành tráng sĩ của Thánh Gióng thể hiện sức mạnh vươn mình của đất nước trước hiểm họa xâm lăng.

– Thánh Gióng được nuôi dưỡng và lớn lên nhờ vào của cải của dân làng là cách nói hình tượng để thể hiện rõ sức mạnh to lớn của tập thể.

– Nhân dân đã bất tử hóa sự hóa thân của Thánh Gióng để dựng nên bức tượng đài về tinh thần yêu nước và để thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với vị anh hùng.

3. Kết bài cho đề trình bày cảm nhận về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Thánh Gióng

Khát quát lại tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Soạn bài Hịch Tướng Sĩ Ngữ văn 8

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *