Kho tàng văn học dân gian đa dạng được ra đời trong cuộc sống lao động cực nhọc của người dân. Nếu ca dao, dân ca là nơi gửi gắm tiếng lòng, điệu tâm hồn phong phú; truyện cổ tích là bình chứa ước mơ thì truyện cười lạ là những màn kịch nhỏ xoay quanh những mâu thuẫn gây cười. Câu chuyện trào phúng “ Tam đại con gà” không chỉ tạo tiếng cười sáng khoái bởi sự ngốc nghếch của ông thầy đồ mà còn biểu thị sự phê phán, châm biếm của tầng lớp nhân dân tới những hiện tượng xấu, bảo thủ, giấu dốt trong xã hội. Để nắm chắc được nội dung của câu chuyện, các bạn cần tóm tắt những sự kiện nổi bật được nhắc tới. Các bạn cần xác định nhân vật trung tâm và những sự việc xoay quanh nhân vật ấy. Nhân vật chính trong truyện là thầy đồ dốt chữ dạy học và dạy sai chữ còn khấn thổ công, bao biện… Sau đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo trước những băn khoăn về đề bài này. Chúc các bạn học tập thật tốt!
BÀI VĂN MẪU TÓM TẮT TRUYỆN “ TAM ĐẠI CON GÀ”
Xưa, anh học trò dốt nát hay lên mặt văn hay chữ tốt, người nông dân tưởng thật nhờ anh về dạy con học chữ. Trẻ hỏi thầy chữ “ kê” trong sách “ Tam thiên tự”, cuống quá thầy nói liều “ Dủ dỉ là con dù dì” nhưng bảo trò đọc khẽ và thấp thỏm trong lòng. Sau đó, thầy khấn Thổ công, xin đài âm dương xem có đúng là “ dù dì” không, ba đài đều được. Thầy yên tâm, hôm sau bảo trò đọc to bài dạy. Người chủ nghe thấy, chạy vào nhà chỉ vào sách “ chữ kê là gà”, sao “ dủ dỉ là con dù dì”, thầy nhanh trí nói gỡ dạy trẻ ba đời con gà: “ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”.
Nguồn Internet