Tả phiên chợ Tết trên quê hương em bài văn của Hương Thảo trường tiểu học Lê Quý Đôn

Tả phiên chợ Tết trên quê hương em bài văn của Hương Thảo trường tiểu học Lê Quý Đôn

Hướng dẫn

Không khí nhộn nhịp của phiên chợ Tết với đa dạng các loại hàng hóa được bày bán thường mang đến cảm giác náo nức, vui tươi lạ kì cho những người dạo bước trong phiên chợ đó. Em hãy tả lại một phiên chợ Tết trên quê hương mà em đã từng được tham dự.

I. Dàn ý chi tiết cho đề tả phiên chợ Tết trên quê hương em

1. Dàn ý 1 cho đề tả phiên chợ Tết trên quê hương em

a. Mở bài

-Cứ mùa xuân đến quê tôi lại nô nức trong lễ hội

-Một trong những lễ hội mùa xuân là phiên chợ Tết

b. Thân bài

-Thời gian: Vào những ngày giáp Tết: 20 – 30 Tết (tháng 12 âm lịch)

– Tiết trời, không gian

  • Trời se lạnh, cơn mưa xuân
  • Đông đúc nhộn nhịp, náo nức của lòng người và cảnh

– Hoạt động

  • Học sinh bắt đầu được nghỉ học
  • Người lớn, trẻ nhỏ cùng đi chợ sắm Tết

+ Mua chọn hoa đào, hoa quả, lá dong,…

+ Mua quần áo mới

+ Đồ dùng trang trí

  • Vui chơi, trò chơi lễ hội tại phiên chợ

-Những ý nghĩa mang lại

  • Đó là ngày lễ truyền thống của dân tộc
  • Mang lại niềm hạnh phúc cho mọi người
  • Chợ Tết chiều 30

c. Kết bài

Nêu suy nghĩ của em

2. Dàn ý số 2 cho đề tả phiên chợ Tết quê em

a. Mở bài

-Sinh ra và lớn lên ở miền đất thủ đô, nên khung cảnh chợ Tết mà tôi được đón nhận đó là chợ thủ đô

-Giới thiệu chợ thủ đô: Chợ Đồng Xuân

b. Thân bài

-Thời gian

  • Theo lời bà kể, chợ thủ đô cũng giống chợ ở mọi miền quê khác
  • Họp chợ Tết sẽ sớm hơn từ Rằm tháng Chạp đến 30 Tết (15 tháng Chạp– 30 Tết)

-Hoạt động chính của chợ

  • Hoạt động chính là buôn bán:
  • Bà nói, không giống chợ quê họ trao đổi hàng hóa còn ở thành phố là các con buôn lớn từ các tỉnh thành đổ về.
  • Người mua hàng, người buôn hàng: mua bán rất nhanh: hàng hóa chỉ trong chốc lát sẽ hết ngay và có lô hàng mới về
  • Hoạt động lễ hội:
  • Múa lân, múa tễu:
  • Pháo tràng cây nêu
  • Văn hóa nghệ thuật, ca hát
  • Người đông như mắc cửi: Tuyến phố ùn tắc vì họp chợ quá đông

-Hàng hóa chợ Tết

  • Những tiệm hàng lớn bày biện đẹp: hàng gốm sứ, hàng may mặc, quần áo, đồ gia dụng
  • Hàng hoa quả: cả một khu chợ lớn: đủ các loại hoa quả, những xe tải lớn chở rất nhiều hoa quả
  • Gian hàng cây cảnh, đào quất cả một khu phố rộng lớn
  • Tiệm đồ chơi trẻ em: đủ các loại
  • Tiệm đồ trang trí nhà cửa: đầy ắp

Cảm nhận sâu sắc của em về chợ Tết

  • Sự đầy ắp của chợ thủ đô chẳng khác nào những trung tâm mua sắm lớn
  • Mặc dù rất nhiều trung tâm thương mại, nhưng buôn bán ở chợ lớn vẫn là nét văn hóa đặc trưng của đất nước ta.
  • Người ở phố đi chợ Tết, không vì mua hàng, vì chủ yếu họ mua hàng trong các siêu thi hay trung tâm mua săm. Mà họ đến đây để lấy không khí chợ Tết của riêng dân tộc – nét văn hóa truyền thống lâu đời.

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về phiên chợ thủ đô
  • Chúng ta cần gìn giữ nét văn hóa chợ quê

3. Dàn ý 3 cho đề tả phiên chợ Tết quê em

a. Mở bài

Giới thiệu phiên chợ tết quê em: Tuổi thơ của mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đẹp để nuôi dưỡng nhớ nhung, những kỉ niệm đó được tạo nên phiên chợ tết quê em, một phiên chợ đông vui, tập nập tràn ngập không khí gia đình.

b. Thân bài

– Tả phiên chợ tết quê em

  • Tả bao quát
  • Phiên chợ đại diện cho sum họp, cho gia đình
  • Những tia nắng đầu tiên cũng là lúc mọi người đổ xô ra đường
  • Tiếng xe cộ ồn ào của ngày tết
Xem thêm:  BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 10 ĐỀ 4: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

-Tả con người và các món đồ

  • Hình ảnh những đứa trẻ được sắm quần áo mới
  • Đầy đủ sắc màu của những món đồ được bày bán
  • Hàng hóa phong phú đa dạng với người dân chân chất thật thà

c. Kết bài

Cảm nhận về phiên chợ tết quê em: Vùng quê vẫn nghèo thế, chợ vẫn cứ đông vui và tấp nập từ xưa đến nay, âm thanh hình ảnh như hòa quyện vào với nhau để tạo nên một khung cảnh chợ tết nên thơ và trữ tình đến vậy.

II. Bài tham khảo cho đề tả phiên chợ Tết quê em

1. Bài tham khảo số 1

Mùa xuân về trên khắp đồng quê, đó cũng là lúc Tết đến xuân về. Khắp nẻo đường làng ngõ xóm lại nhộn nhịp, náo nức chuẩn bị đón xuân. Một trong những lễ hội truyền thống không thể thiếu là chợ Tết.

Thời gian quê tôi bắt đầu phiên chợ Tết khoảng từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp. Ngày thường chợ cũng rất đông đúc, đa dạng hàng hóa mẫu mã. Thế nhưng đến thời gian này, chợ sẽ nhộn nhịp hơn rất nhiều. Người ra vào chợ đông như mắc cửi, lòng người náo nức chuẩn bị, mua sắm đồ đạc đón Tết. Khắp các nẻo đường, ngõ chợ hoa đào, quất, hoa đủ loại, bánh kẹo, mứt Tết, đồ trang trí nhà cửa,… tất cả đều chuẩn bị đầy ắp các gian hàng.

Chợ vào dịp xuân thì nên khí trời se lạnh, những con gió cuối đông không đủ làm miền núi quê tôi lạnh giá, mà chắc hẳn sự náo nức cũng khiến người ta không còn thấy lạnh. Cơn mưa xuân sáng sớm mới thêm đúng vị chợ Tết! Con đường đất đỏ vào chợ ướt nhẹp, nó làm vương đất đỏ vào bất cứ ai vào chợ. Đôi giày đất bẩn cùng không thể làm vướng chân người vào sắm Tết. Bầu trời mấy ngày gần Tết thường quang đãng và có nắng, nắng không quá gắt nhưng lại hanh khô. Đường xá, đông người đi lại! Chắc người từ xa về cũng nhiều.

Đến với chợ Tết quan trọng nhất là hàng hóa đều được người mua, kẻ bán chuẩn bị cả một năm trời và đến giờ mang ra chợ bán. Những con lợn thật to, già được mổ để bán ăn chung, ai cũng mua rất nhiều thịt người 5 ki-lo-gam, người 10 ki-lo-gam,…Gà qué, ngan vịt, cá tôm nhiều hơn bình thường. Ngày thường mỗi hàng chỉ có 2-3 hàng, thế mà giờ đây lên đến cả chục gian hàng.

Lúc này, sinh viên học ở các tỉnh xa nhà đã được nghỉ học, các bạn học sinh đến trường trong không khí hân hoan: “Tết tết tết đến rồi…. sắp Tết đến rồi… đến trường rất vui, sắp đến Tết rồi… về nhà rất vui…”. Những chiếc balo rất to của sinh viên từ xa về, họ mang theo quà bánh và đồ đạc mua từ chợ Tỉnh. Đến những ngày sau, họ cùng gia đình đến chợ bắt đầu công việc ngày Tết.

Tết đến, được coi là dịp buôn may, bán đắt! Nhiều gia đình mang cả xe chuối lớn, xe bòng bưởi, rau củ quả và chỉ bán trong chốc lát. Hàng quần áo đủ sắc màu, các bạn nhỏ nô nức, hào hứng đến chợ và được bố mẹ mua cho bộ đồ mới. Dịp Tết đến, đây mới là lúc các bạn có cơ hội được đến chợ chơi! Có khi cả một năm trời, nay mới có dịp được đến chợ! Có điều đặc biệt ở quê tôi, trẻ con phải đủ tuổi, chừng 6-7 tuổi mới được phép ngồi xe đạp và được mẹ chở đi chợ Tết chơi.

Cũng giống như các bạn nhỏ khác, tôi cũng rất hào hứng được đi chơi chợ! Tôi lớp 5 nên được làm chị lớn đi chợ. Gia đình tôi làm giò chả bán Tết nên tôi thường được trông hàng, bán hàng cùng mẹ. Năm nay, ai cũng khen tôi đã lớn có thể thay mẹ bán hàng! Buôn may bán đắt và thế là lại có một cái Tết to! Nhìn vào chợ, ta có thể biết được nơi đó có phát triển hay không? Chợ quê tôi không hàng hóa thịnh soạn, không có những gian hàng bày biện lung linh như cửa hiệu, nhưng nó là hồn sống của cuộc sống con người nơi đây.

Xem thêm:  Tả một anh thanh niên hàng xóm của em

Đến những ngày giáp 30 Tết, hoa đào, hoa lan, hoa ly, cây quất, cây cảnh,… đều chiếm ngập các gian hàng, hàng hóa tràn cả ra ngoài đường. Bãi đỗ xe cũng phải tăng cường thêm bốn năm bãi chứng tỏ người đến chợ Tết rất đông. Không khí chợ Tết quê tôi năm nào cũng như năm nào, nhưng mỗi năm tôi mỗi trưởng thành, tôi vẫn thấy yêu tha thiết dư vị chợ Tết quê miền núi nơi đây.

Chợ Tết kéo dài đến chiều 30 Tết thì tàn, người người trở về nhà trong lời chúc tụng vui mừng năm mới. Vậy là một năm mới sẽ đến với biết bao niềm hy vọng. Tôi lại thầm mong, năm sau chợ quê tôi sẽ phát triển hơn, để muốn thứ gì không cần ra chợ Tỉnh tìm mua nữa! Chợ quê phát triển cũng chính là cuộc sống quê tôi phát triển hơn.

2. Bài tham khảo số 2

Sinh ra và lớn lên ở miền đất thủ đô nên khung cảnh chợ Tết mà tôi được đón nhận đó là chợ thủ đô. Chợ ở Hà Nội, phiên chợ Tết trong năm tôi cùng mẹ thường đến là chợ Đồng Xuân.

Theo lời bà kể, thời gian chợ thủ đô cũng giống chợ ở mọi miền quê khác. Bình thường chợ sẽ họp quanh năm và nó đã là chợ đầu mối của toàn đất Hà thành. Họp chợ Tết sẽ sớm hơn ở quê từ Rằm tháng Chạp đến 30 Tết (15 tháng Chạp– 30 Tết). Lúc này, người ta bắt đầu chuẩn bị cho ngày rằm và Tết ông công ông Táo.

Không khí vẫn se lạnh, nhưng không giống các vùng quê, mưa xuân không làm ướt được vào khu chợ, đường phố ướt nhưng các gian hàng đều khô ráo và sạch sẽ. Mẹ thường trêu tôi, chợ thủ đô giống như “Súp – pơ –ma –kít” vậy! Cơn gió xuân xua đi những đám mây âm u, trả lại cho ngày xuân sự trong lành tươi mát. Tiết trời không quá lạnh, mọi người đi ngoài phố thì lạnh, bước vào chợ thì nóng bức hơi người.

Hoạt động của chợ Tết cũng tựa ngày thường chính là buôn bán. Bà nói, không giống chợ quê họ trao đổi hàng hóa còn ở thành phố là các con buôn lớn từ các tỉnh thành đổ về. Những xe hàng lớn, công-ten-nơ chở hàng gia dụng, xe tải lớn chở bánh kẹo, rau củ quả,…Người mua hàng, người buôn hàng họ mua bán rất nhanh: hàng hóa chỉ trong chốc lát sẽ hết ngay và có lô hàng mới về. Người mua lẻ như gia đình tôi thì không có nhiều và chủ yếu là đi đến để đón không khí chợ Tết. Đến hoạt động hai là lễ hội. Người ta có hội múa lân, múa tễu để cùng góp vui chợ Tết, tiền quyên góp để trao cho những người nghèo bất hạnh. Pháo tràng cây nêu nổ vang khắp, hoạt động văn hóa nghệ thuật, ca hát diễn ra vào buổi tối cũng nô nức người xem, người mua kẻ bán…Người đông như mắc cửi, tuyến phố ùn tắc vì họp chợ quá đông! Những chú cảnh sát an ninh trật tự phải dẹp hàng buôn tràn ra ngoài phố lấn chiếm vỉa hè… Đó là hoạt động trái pháp luật, nhưng không đầy ắp hàng hóa thì không phải chợ Tết! Các chú xuất hiện cũng nhằm kiểm tra an ninh đề phòng trộm cắp, cháy nổ,…

Kế đến là những tiệm hàng lớn bày biện đẹp: hàng gốm sứ, hàng may mặc, quần áo, đồ gia dụng. Tất cả đều rất chuyên nghiệp, khi mua được tư vấn một cách tận tình của người bán hàng vui vẻ, hòa đồng. Đến hàng hoa quả, cả một khu chợ lớn đủ các loại hoa quả, những xe tải lớn chở rất nhiều hoa quả. Rồi gian hàng cây cảnh, đào quất cả một khu phố rộng lớn. Người mua có thể đi mỏi châm mới hết cac gian hàng, có thể đi cả ngày mới hết được! Nên người đi xe vào chợ cũng đông, họ chỉ vội vàng mua bán và đi ngay không tắc đường. Tiệm đồ chơi trẻ em ở ngoài chợ rẻ hơn trong siêu thị, nó đủ các loại để cho tôi chọn lựa. Nhiều tiệm đồ trang trí nhà cửa đầy ắp, đa dạng nào là đèn hoa, đèn lồng điện, đèn nháy, duy băng các màu sắc, đèn leb nhiều màu,… Đến chợ thủ đô, chắc phải mệt lắm mới đi hết được.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Ngọn nến

Sự đầy ắp của chợ thủ đô chẳng khác nào những trung tâm mua sắm lớn. Mặc dù rất nhiều trung tâm thương mại, nhưng buôn bán ở chợ lớn vẫn là nét văn hóa đặc trưng của đất nước ta. Người ở phố đi chợ Tết, không vì mua hàng, vì chủ yếu họ mua hàng trong các siêu thi hay trung tâm mua săm. Mà họ đến đây để lấy không khí chợ Tết của riêng dân tộc – nét văn hóa truyền thống lâu đời.

Mai này, khi tôi lớn lên chắc sẽ không còn những khu chợ để cho cả gia đình đi chợ Tết nữa. Nhưng tôi tin rằng nét đẹp của văn hóa người Việt “Chợ Tết” sẽ mãi ở trong tiềm thức của mỗi người. Dù là những siêu thi, trung tâm thương mại rộng lớn thì nó vẫn là những khu chợ sầm uất đi lên! Chợ quê – văn hóa của người Việt Nam ta!

3. Bài tham khảo số 3

Tuổi thơ của mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đẹp để nuôi dưỡng nhớ nhung, những kỉ niệm đó được tạo nên trong những hoàn cảnh khác nhau, dù ngẫu nhiên hay sắp đặt thì những kỉ niệm đó sẽ lớn lên trong mỗi người, và khi nghĩ đến sẽ luôn đem lại cảm giác khó tả vô cùng. Em cũng không ngoại lệ, đối với em hình ảnh mà em không thể nào quên được là phiên chợ tết quê em, một phiên chợ đông vui, tấp nập tràn ngập không khí gia đình.

Phiên chợ đã ăn sâu vào tiềm thức của em từ lúc nào không hay, phiên chợ thay lời muốn nói cho tụ họp gia đình, luôn đem lại cảm giác sum họp đối với mỗi người. Những tia nắng đầu tiên len lỏi qua khe lá, bao trùm lên vạn vật cũng là lúc người người đổ xô ra đường, tiếng cười nói vui vẻ xen lẫn là sự vội vã để chọn lựa những món hàng tốt nhất, tiếng xe cộ qua lại thật ồn ào, đó không phải là sự ồn ào của khu đô thị tấp nập, không phải sự ồn ào của đường phố lúc tan tầm mà thay vào đó những tiếng xe thể hiện cho không khí tết tấp nập, rộn ràng, những đứa trẻ được bố mẹ sắm cho bộ quần áo mới vui mừng chạy nhảy khắp nơi. Phiên chợ tết đã đẹp càng trở nên đẹp hơn khi được tô điểm bởi đầy đủ sắc màu, nào là lá rong, nào là hoa quả, nào là cây đào, cây nêu ngày tết… Tất cả đều giản dị nhưng lại cuốn hút vô cùng. Phiên chợ còn phong phú và đa dạng với các loại hàng hòa cùng với người dân chân chất thật thà của nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt cho một phiên chợ tết ở một vùng quê.

Vùng quê vẫn nghèo thế, chợ vẫn cứ đông vui và tấp nập từ xưa đến nay, âm thanh hình ảnh như hòa quyện vào với nhau để tạo nên một khung cảnh chợ tết nên thơ và trữ tình đến vậy.

Theo Baigiangvanhoc.com

Check Also

photo 0 1510200251964 310x165 - Dàn ý viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em

Dàn ý viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em

Trong cuộc sống, những đồ vật có vai trò hết sức quan trọng với con …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *