Soạn văn Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
Hướng dẫn
Qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, nhân dân ta không chỉ lí giải được hiện tượng lũ lụt, thiên tai mà còn thể hiện sức mạnh cũng như khát vọng mãnh liệt muốn chế ngự thiên tai, làm chủ cuộc sống của nhân dân. Soạn văn Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho người học khi tiếp cận và phân tích tác phẩm này.
Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
– Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu cho đến… “mỗi thứ một đôi”: điều kiện sinh lễ của vua Hùng
+ Đoạn 2:Tiếp theo cho đến… “thần Nước đành rút quân”: Sơn Tinhvà Thủy Tinh giao tranh
+ Đoạn 3: đoạn còn lại: Thủy Tinh hằng năm dâng nước trả thù
– Truyện được gắn với thời đại Hùng vương trong lịch sử Việt Nam
Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
– Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
+ Sơn Tinh: “vẫy tay về phía tây thì phía tây nổi đồi núi; rời từng dãy núi dựng thành lũy”
=>Ý nghĩa tượng trưng: tinh thần chống lại thiên tai của nhân ta
+ Thủy Tinh: có tài hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, ngập nhà cửa,…
=> Ý nghĩa tượng trưng: các thảm họa thiên tai mà nhân ta gặp phải: bão, lũ,…
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Lí giải được các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm ở nước ta
– Ước muốn chống lại những thảm họa thiên nhiên và cách khắc phục.
Theo Tapchivanhoc.com