Soạn văn Tìm hiểu chung về văn tự sự
Hướng dẫn
Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự vật, sự việc nhằm cung cấp thông tin cho người đọc, người nghe. Để có thêm những kĩ năng viết văn tự sự, các bạn hãy cùng theo dõi bàiSoạn văn Tìm hiểu chung về văn tự sựmà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!
1. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
Câu 1. Trong đời sống hàng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau:
– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
– Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a, Gặp trường hợp như thế, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
-Người nghe muốn biết:
+Truyện cổ tích
+Tính cách của Lan
+Vấn đề An gặp phải
+Câu chuyện mà bạn muốn kể
-Người kể phải:
+Kể một câu chuyện cổ tích
+Kể và miêu tả về tính cách, hình dạng của Lan
+Nêu vấn đến An gặp phải, liên quan trực tiếp đến An
+Kể câu chuyện chi tiết, đầy đủ và có nghĩa
b, Trong những trường hợp trên, chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những chuyện như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể về một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
– Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người được hỏi phải kể về Lan:
+ Thành tích học tập của Lan như thế nào? Tốt hay không tốt
+Tính cách của Lan: khiêm tốn hay không, có hay giúp đỡ bạn bè hay không?
+ Hoặc có thể là nói về sở thích của Lan, bạn thân của Lan,…
– Vì: khi liệt kê ra như thế ta sẽ biết Lan là có phải một người bạn tốt hay không.
– Nếu người trả lời kể về một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được, vì không liên quan đến câu hỏi và nhu cầu cần biết của người hỏi
Theo Tapchivanhoc.com