Soạn văn Thánh Gióng của bạn Ngọc Vân chuyên văn Thái Bình
Hướng dẫn
Thánh Gióng là truyền thuyết ca ngợi người anh hùng chống giặc ngoại xâm, qua đó thể hiện được niềm tự hào của nhân dân đối với sức mạnh và tài năng của dân tộc mình. Để có thêm những định hướng tìm hiểu văn bản Thánh Gióng đúng đắn và hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tham khảo bài soạn văn Thánh Gióng mà Tapchivanhoc.com giới thiệu dưới đây nhé!
I. Tìm hiểu văn bản Thánh Gióng
Câu 1: Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó
Trả lời:
Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật sau: hai vợ chồng ông lão ở làng Gióng (bố mẹ của Thánh Gióng), Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân xâm lược. Trong đó Thánh Gióng là nhân vật chính. Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa, cụ thể:
– Sự ra đời thần kì của Thánh Gióng: bà mẹ ra đồng trông thấy một vệt chân to và đặt chân mình ướm thử, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng.
– Thánh Gióng sinh ra cho đến năm lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi.
– Tiếng nói đầu tiên Thánh Gióng cất lên là xin đi đánh giặc.
– Từ sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi.
– Gióng ra trận giết hết giặc Ân, sau đó cởi áo giáp sắt và bay thẳng lên trời.
Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
-Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
-Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt giáp sắt để đánh giặc.
-Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
-Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Trả lời:
Ý nghĩa của các chi tiết:
- Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
– Thể hiện tinh thần yêu nước của Gióng. Chính lòng yêu nước đã tạo cho chú bé khả năng khác thường là bỗng nhiên cất tiếng nói đầu tiên.
– Ca ngợi ý thức chống giặc ngoại xâm của chú bé nói riêng và của nhân dân nói chung: khi đất nước gặp hiểm nguy thì sẵn sàng xung phong đối mặt tiêu diệt kẻ thù.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt giáp sắt để đánh giặc.
Thể hiện rõ sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi ra trận giết giặc ngoại xâm.
– Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn lên như thổi nhờ vào sự nuôi dưỡng của bà con làng xóm, như vậy Gióng Là đại diện cho sức mạnh của nhân dân.
– Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.
Khi đất nước đối mặt với hiểm họa xâm lăng sẽ xuất hiện người anh hùng với tầm vóc, vĩ đại để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
Người anh hùng không chỉ sử dụng vũ khí được chuẩn bị sẵn mà còn nhanh trí sử dụng cây cỏ để làm vũ khí giết giặc.
– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Sự ra đi hết sức phi thường này cho thấy sự biết ơn của nhân dân đối với Thánh Gióng. Vì thế họ đã bất tử hóa người anh hùng để Thánh Gióng sống mãi và trở thành biểu tượng bất hủ của non sông đất nước.
Theo Tapchivanhoc.com