Soạn văn Sự phát triển của từ vựng
Hướng dẫn
Để có thêm những gợi ý cho quá trình tìm hiểu và làm bài tập về từ vựng, các bạn hãy cùng tham khảo bài hướng dẫn soạn văn Sự phát triển của từ vựng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có ý nghĩa gì. Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
-Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” là cách nói rút gọn của câu “kinh bang tế thế”, có nghĩa là trị nước cứu đời.
-Ngày nay từ “kinh tế” chỉ được hiểu là một lĩnh vực của đời sống xã hội
-Nghĩa của từ không phải là bất biến mà có thể biến đổi và phát triển theo thời gian, có thể mất đi nét nghĩa cũng có thể được thêm những ý nghĩa mới.
2. Đọc kĩ các câu sau, chú ý những từ in đậm
Tra từ điển Tiếng Việt để biết nghĩa của từ “xuân”, từ “tay” trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Từ “xuân” trong câu “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” là nghĩa gốc, từ “xuân” trong câu “Ngày xuân em hãy còn dài” là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được chuyển theo phương thức ẩn dụ.
b. Từ “tay” trong câu “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” là nghĩa gốc, còn từ “tay” trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” là nghĩa chuyển. Được chuyển theo phương thức hoán dụ.
II. Luyện tập
1. Từ “chân” trong các câu sau là từ nhiều nghĩa
-Ở câu (a), từ “chân” được dùng với nghĩa gốc
-Ở câu (c), (d) từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
-Ở câu (b), từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
2. Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “trà” như sau:
Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà. Hết tuần trà
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ “trà” trong những cách dùng như” trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng).
– Nghĩa của từ “trà” trong những cách dùng như” trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
2. Từ diển tiếng Việt nêu nghĩa gốc của từ “đồng hồ” như sau:
Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức
Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… hãy nêu nghĩa chuyển của từ “đồng hồ”.
– Các từ:: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ với nghĩa là một dụng cụ đo có hình thức giống đồng hồ.
3. Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ “hội chứng”, “ngân hàng”, “sốt”, “vua” là những từ nhiều nghĩa.
-Từ “hội chứng”
+ Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh tật, ví dụ như: hội chứng Down
+ Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ như lạm phát, thất nghiệp
-Từ “ngân hàng”
+ Nghĩa gốc: là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý về tiền tệ, tín dụng. Ví dụ như Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank
+ Nghĩa chuyển: là kho lưu trữ hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực. Ví dụ như ngân hàng máu, ngân hàng đề thi, …
-Từ “sốt”
+ Nghĩa gốc: là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bệnh. Ví dụ như “Sốt trên 39 độ C”
+ Nghĩa chuyển: là trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu về một loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ví dụ như: sốt đất, sốt xe,…
-Từ “vua”
+ Nghĩa gốc: là người đứng đầu nhà nước, cai trị toàn dân trong thời phong kiến. Ví dụ như Vua Quang Trung.
+ Nghĩa chuyển: vị trí nhất trong một lĩnh vực nhất định, ví dụ như: vua cờ tướng, vua quần vợt,…
5. Đọc lại câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
– Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Nhưng đây không phải là iện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa, bởi đây chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, nghĩa của từ chỉ có giá trị trong ngữ cảnh nhất định.
Theo Tapchivanhoc.com