Soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Hướng dẫn
Soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu tếtừ đầu cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX sẽ cung cấp những kiến thức nền cơ bản nhằm phục vụ cho quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm theo giai đoạn văn học của người học.
Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945- 1975 có sự đổi mới cơ bản khi phát triển dướis ự chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhờ đó mà nội dung và tư tưởng, tổ chức và quan niệm sáng tác cũng có sự thống nhất hơn.
Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc không chỉ tác động đến đời sống chính trị, xã hội mà còn chi phối sâu sắc đến đời sống văn nghệ, trong đó có văn học. Cụ thể, tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận thu hút những cây bút lớn trong sáng tác.
Trong bối cảnh mới của xã hội, đời sống văn học chứng kiến sự hìn thành của mô hình nhà văn – chiến sĩ cùng với đó là những tình cảm vô cùng thiêng liêng về đất nước, về con người.
Câu 2: Văn học Việt Nam từ năm 1945- 1975 chia làm mấy chặng đường? Gồm những giai đoạn nào? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường
Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 chia là 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Từ năm 1945 – 1954
Nguồn cảm hứng chính bao trùm những sáng tác văn học trong giai đoạn này chính là tình yêu nước, lòng tự hào trước nền độc lập vừa mới dành được. Có thể điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này như: Hội nghị non sông ( Xuân Diệu:, Dân khí miền Trung ( Hoài Thanh)….
Sau năm 1946, khi cả dân tộc đứng trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, văn học hướng ngòi bút đến không khí cuộc chiến, về sức mạnh của toàn dân toàn quân và thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào tương lai tất thắng của cuộc chiến ấy.
Thành tựu văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 được khẳng định ở nhiều thể loại như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngăn và phê bình văn học….
Giai đoạn 2: từ năm 1955- 1964
Đây là giai đoạn mà Đảng và nhân dân vừa hoàn thành công cuộc giành độc lập và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời tiến hành đấu tranh ở miền Nam thống nhất đất nước. Văn học giai đoạn này tập trung thể hiện hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng, hình ảnh người lính trong công cuộc đấu tranh và thể hiện mối quan hệ gắn bó ruột thịt giữa hai miền nam Bắc.
Văn học 1955- 1964 đạt được những thành tưu nổi bật ở 3 thể loại chính là: văn xuôi, thơ và kịch.
Giai đoạn 3: Từ 1965- 1975
Giai đoạn này văn học tập trung ngòi bút đến cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ, thống nhất đất nước, âm hưởng chung là tình yêu nước và niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
Tại chiến trường miền Nam, những tác phẩm đã phản ánh từng chặng đường, từng sự kiện của cuộc kháng chiến. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khoa Điềm…
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 có 3 đặc điểm chính:
+ Nền văn học hướng về đại chúng
+ Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc
+ Nền văn học mang khuynh hướng sử thi
Câu 4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
Nền văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX cần phải đổi mới do hoàn cảnh chính trị, xã hội, đặc biệt là khi đất nước bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thị trường, do đó mà quan điểm nghệ thuật cũng cần có sự cách tân và đổi mới.
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã đưa ra những quan điểm để chỉ đạo cơ bản đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Theo Tapchivanhoc.com