Soạn văn Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Soạn văn Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Hướng dẫn

Qua những câu ca dao, dân ca ông cha ta đã gửi gắm biết bao quan niệm về cuộc sống, trong đó có những bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình chiếm một dung lượng tương đối lớn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài soạn Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình để tìm hiểu về một số bài ca dao, dân ca tiêu biểu nhất nhé!

Câu 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời

Có thể căn cứ vào lời hát hoặc nội dung câu hát để xác định các câu hát ca dao là lời của ai nói với ai:

Bài 1: Căn cứ vào 4 chữ trong câu cuối cùng “ Ghi lòng con ơi” có thể phán đoán đây là lời của người mẹ hát ru con. Là lời của người mẹ nói với con.

Bài 2: Theo hoàn cảnh của người hát ( cứ đến chiều lại ra đứng ngõ sau mà trông về quê mẹ) có thể đoán rằng đây là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, nhớ về người mẹ và nhớ về quê.

Bài 3: Nội dung của câu ca dao này là nỗi nhớ ( của con cháu) đối với ông bà

Bài 4: Căn cứ vào nội dung:

  • Đây là lời của ông bà, cô bác nói với các cháu
  • Đây là lời của cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau
  • Là lời anh em trong nhà tâm sự, bảo ban lẫn nhau

Câu 2: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự như bài 1

Trả lời

Trong bài 1, bằng lời hát ru người mẹ muốn nói với con về công ơn trời biển của cha mẹ và nhắn nhủ con phải ghi lòng tạc dạ công ơn đó

  • Bài ca dao là lời hát ru
  • Sử dụng hình thức ví von quen thuộc trong ca dao. Ví công cha nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh làm nổi bật ý nghĩa. Công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào đong đếm được. Thành ngữ « Cù lao chín chữ » cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác, tăng thêm âm điệu tôn kinh, nhắn nhủ tâm tình của câu hát.
Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Chân, Tay, Mắt, Miệng

*Những câu ca daokhác nói về công cha, nghĩa mẹ:

« Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra »

« Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang »

Câu 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật

Trả lời

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này da diết. Điều đó thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh:

  • “Chiều chiều”: Không phải một lần, 1 lúc mà là chiều nào cũng vậy
  • “Đứng ngõ sau”: ngõ sau là ngõ vắng lặng, héo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương vô cùng.
  • “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Câu ca dao không nói rõ những nỗi đau nào những cách diễn đạt lấy cái cụ thể ( chín bề) để diễn tả cái không cụ thể ( tâm sự ngổn ngang). Người con gái thể hiện nỗi nhớ mẹ, về quê nhà. Là nỗi đau buồn tủi của kẻ làm con xa cách cha mẹ, không đỡ đần được cha mẹ khi ốm đau, tuổi già

Câu 4: Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?

Trả lời

Ngó lên: Thể hiện sự tôn kính, trân trọng

  • Hình ảnh « Nuộc lạt » vừa gợi ý nghĩa nhiều không kể xiết, vừa thể hiện sự bền chặt, gắn bó, cụ thể ở đây là trong tình cảm gia đình, giữa con cháu với ông bà. Nó gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm truyền thống và công lao to lớn của ông bà.
  • Cặp quan hệ từ bao nhiêu- bấy nhiêu cũng góp phần khẳng định tình cảm nỗi nhớ da diết khôn nguôi của con cháu với ông bà
  • Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp diễn tả tình cảm ấy
Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ “Người sống đống vàng”

Câu 5: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời

Trong bài 4, hình ảnh anh em được diễn tả qua nhiều lời nhắn nhủ tâm tình. Ban đầu là một lời khẳng định « Anh em nào phải người xa » Ngay từ đầu hai chữ « Nào phải » đã xóa đi những quan niệm không đúng vẫn thường chia sẻ tình cảm anh em trong gia đình. Cùng với từ « Người xa” là đi cùng với đó là chữ “ cùng”, “ chung”, “một” để cho thấy anh em là hai cũng như là một: cùng một cha mẹ sinh ra,cùng chung sống, sướng khổ giúp đỡ lẫn nhau.

Câu tiếp theo khẳng định mức cao hơn. Tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em là các so sánh giàu hình tượng có sức thuyết phục cao. Đã là anh em thì phải gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Trả lời

Biện pháp nghệ thuật:

  • Thể thơ lục bát phù hợp diễn tả cảm xúc, nỗi nhớ.
  • Cách ví von so sánh đặc sắc
  • Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, truyền thống.
  • Ngôn ngữ mang tính hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Xem thêm:  Oan Thị Kính

II. Luyện tập

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *