Soạn bài Xin lập khoa luật lớp 11

Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ thuộc loại văn bản điều trần, mang những đặc điểm của văn nghị luận chính trị, nhằm trình bày một vấn đề quan trọng nào đó để đề bạt lên cấp trên. Trong bài Xin lập khoa luật này, Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên tầm quan trọng của luật đối với việc cách tân đất nước, qua đó ta còn thấy được tấm lòng nhiệt thành và trách nhiệm của tác giả. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ cũng là lòng yêu nước chung của người Việt, thể hiện trách nhiệm của công dân đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Xin lập khoa luật thuyết phục người đọc còn bởi lập luận chặt chẽ, xác đáng, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Xin lập khoa luật.

SOẠN BÀI XIN LẬP KHOA LUẬT

I- Tìm hiểu chung về bài Xin lập khoa luật

1. Tác gỉa

  • Nguyễn Trường Tộ là người thông minh, học rộng: cả Hán học và Tây học, có tầm nhìn xa trông rộng
  • Ông là người yêu nước thương dân, học vấn uyên thâm
  • Ông từng viết nhiều bản điều trần: 60 bản

2. Tác phẩm

Xin lập khoa luật được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều

II- Soạn bài Xin lập khoa luật

Câu 1 trang 73 SGK văn 11 tập 1:

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm:

  • Kỉ cương
  • Uy quyền
  • Chính lệnh
  • Tam cương ngũ thường đến những việc hành chính của sáu bộ
Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Ông đã giới thiệu việc thi hành luật pháp ở phương Tây:

  • Từ vua quan đến dân thường đều phải tôn trọng luật pháp, sống theo pháp luật
  • Những người làm trong ngành bộ hình xử đoán các vụ kiện chỉ có thăng trật(thăng chức) chứ không bao giờ bị biếm chức(cách chức)
  • Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử, vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy

=> Xử phạt nghiêm minh, công bằng, khách quan theo pháp luật

Câu 2 trang 73 SGK văn 11 tập 1:

Thái độ của vua, quan, dân trước pháp luật:

  • Vua, quan, dân đều phải tôn trọng pháp luật, phải học luật
  • Trái luật là tội, giữ luật là đức
  • Trong luật cái gì cũng công bằng, hợp với đức trời, nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người
  • Ông chủ trường như vậy vì luật không chỉ có tính chất pháp lí mà còn là đạo đức làm người

=> Cách lập luận xác đáng, vừa có tình vừa có lí

Câu 3 trang 73 SGK văn 11 tập 1:

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống không tôn trọng luật pháp vì:

  • Chỉ nói suông mà không làm
  • Học nhiều không mấy ai chịu đổi tâm tính, sửa được lỗi lầm
  • Vua chúa nắm quyền thống trị là nhờ hiểu luật, sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc
Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

=> Phê phán việc thực hiện luật pháp của Nho giáo truyền thống chưa nghiêm, còn nhiều thiếu sót

Câu 4 trang 73 SGK văn 11 tập 1:

Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp theo quan niệm của tác giả:

  • Đạo đức và pháp luật đi liền với nhau
  • Luật pháp là cái đức lớn nhất, tinh vi nhất

Câu 5 trang 73 SGK văn 11 tập 1:

Tác dụng của việc nhắc đến Khổng Tử và các quan niệm đạo đức, văn chương:

  • Viện dẫn những câu nói của Khổng Tử để phê phán Nho giáo=> Gậy ông đập lưng ông
  • Viện dẫn những quan niệm đạo đức, văn chương để tăng sức thuyết phục, khách quan cho bài viết

Nguồn Internet

Check Also

hoaphuong 25 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *