Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy lớp 10 đầy đủ hay nhất

Việt nam ta từ xa xưa từ thời lập quốc đã có rất nhiều như truyền thuyết, những câu truyện về những con người và thời đại. Những câu truyện ấy là một trong những minh chứng cho bề dày lịch sử và văn hóa của dân tộc. Đọc truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, ta sẽ hiểu rõ về cội nguồn của mình, đọc Sự tích Mai An Tiêm, ta sẽ hiểu hơn về dòng dõi cha ông, đọc Sơn tinh và Thủy tinh chúng ta biết về thiên nhiên qua sự lí giải độc đáo của nhân dân. Và khi đọc Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, cụ thể trong chương trình ngữ văn lớp 10, các bạn học sinh sẽ biết thêm về lịch sử, đất nước và hiểu thế nào là lòng tin, chung thủy, nghĩa tình và cả những bi kịch trong dòng chảy lịch sử Việt Nam Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy lớp 10 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn để các bạn tham khảo thêm trong quá trình học và tìm hiểu văn bản nhé.

SOẠN BÀI AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY LỚP 10 HAY NHẤT

I.Tìm hiểu chung truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy

1. Tác giả: dân gian

2.Tác phẩm

  • Thể loại truyền thuyết: Sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, có yếu tố hư cấu tưởng tượng
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy kể lại bi kịch lịch sử về việc mất nước của An Dương Vương và bi kịch tình yêu của MỊ Châu-Trọng Thủy
Xem thêm:  Dàn ý cho đề: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân

II Đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy

Câu 1 trang 42 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1

Các chi tiết liên quan đến An Dương Vương:

  • Xây thành nhưng lại thất bại
  • Được Rùa Vàng giúp đỡ xây thành và chế nỏ thần
  • Vua chủ quan vẫn ngồi đánh cờ khi Triệu Đà mang quân sang đánh
  • Vua thật bại, bị dồn đến đường cùng, chém chết Mị Châu

Sự giúp đỡ của Rùa  Vàng (thế lực thần linh) đối với An Dương Vương là ca ngợi sự cảnh giác và lo tính sâu sa của vua vì sự an nguy của nước nhà và nhân dân. Đề cao công lao to lớn của vị vua An Dương Vương đã đứng lên chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi

Sự mất cảnh giác của An Dương Vương:

  • Lần thứ nhất: Vua không nghi ngỡ vì đã kết thông gia với Triệu Đà, mở đường cho con trai vào làm nội gián
  • Lần thứ hai khi Triệu Đà kéo quân sang, An Dương Vương vì có nỏ thần mà không hề đề phòng nên thua trận

Câu 2 trang 43 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1

Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần:
Nhìn ở khía cạnh thứ nhất, lỗi của Mị Châu là lớn nhất bởi vì nàng vì tình riêng mà không để ý đến nước nhà, quên mất trọng trách của một vị công chúa.

Nhìn ở khía cạnh còn lại, theo luôn lí phong kiến “ xuất giá tòng phu” khi lấy chồng phải nghe lời chồng

Xem thêm:  Soạn bài lớp 8: Bàn về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

Cả hai cách đánh giá đều chưa thỏa đáng bởi lẽ suy cho cùng Mị Châu cũng là nạn nhân đáng thương của tình yêu và mưu đồ liên hôn mang tính chính trị. Về tình mà nói nàng là người bị hại nhưng về lí, không thể tha thứ được. Do đó Mị Châu vừa đáng giận và cũng đáng thương.

Câu 3 trang 43 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1

Phần kết của truyền thuyết liên quan đến cái chết của Mị Châu thể hiện hai goc nhìn tưởng chừng trái ngược nhưng lại thống nhất.

  • Mị Châu bị nhà vua chém đầu là sự trừng phạt dứt khoát của lịch sử. Sự trừng phạt ấy bắt nguồn từ lòng yêu nước, khát vọng độc lập và không chấp nhận chiến tranh xâm lược của nước ngoại bang
  • Chi tiết Mị Châu được “hồi sinh” hóa thành ngọc và đá cho thấy sự bao dung của nhân dân đối với vị công chúa đáng thương

Truyền thuyết là lời nhắn nhủ của dân gian đến các thể hệ mai sau về bi kịch tình yêu, bi kịch nước nhà và việc giải quyết giữa tình và lí.

Câu 4 trang 43 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1

  • Trong truyền thuyết, Trọng Thủy chính là người gây ra cái chết cho Mị Châu và bi kịch mất nước của vua  An Dương Vương. Trọng Thủy trên cương vị là con trai của Triệu Đa, đã đúng về lí
  • Hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” là một chi tiết đẹp và giàu ý nghĩa. Nó là cái kết cục tốt đẹp của một bi kịch tình yêu. Từ đó cho thấy, cả hai người đã tìm ra lời giải đáp cho tình yêu của mình. Khi Trọng Thủy chết, chàng là một kẻ si tình và đáng thương hơn là đáng trách
Xem thêm:  Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao mở đầu bằng: “Thân em như… ” Anh (chị) hãy cho biết tác dụng của cách mở đầu ấy

Câu 5 trang 43 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1

“Cốt lõi lịch sử: của truyền thuyết là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và thực chất về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm chiếm của Triệu Đà. Bên cạnh đó nhân dân đã thêm vào những yếu tố khác như thần Kim Quy, Lời nguyền của Mị châu và chi tiết Ngọc trai giếng nước.. Từ những tưởng tượng hư cấu ấy đã khiến cho cốt lõi lịch sử trở nên sinh động và gần gũi hơn và biến cái kết cuả truyền thuyết không quá bi thương, vị vua An Dương Vương không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác, tình yêu của Trọng Thủy và Mị Châu cũng hoàn mỹ hơn.

Nguồn Internet

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *