Chương trình ngữ văn lớp 9 có 3 phần quan trọng, đó là Tiếng Việt, Văn và Tập làm văn. Đối với phần tiếng Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ vựng, các bộ phận cấu tạo nên thành phần câu, các biện pháp tu từ, nghệ thuật. Phần từ vựng sẽ cung cấp cho chúng ta một vốn từ vựng vô cùng phong phú, phục vụ cho việc giao tiếp trong đời sống hàng ngày cũng như làm các bài văn có trong chương trình. Bài Tổng kết từ vựng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể và bao quát về các bài học từ vựng có trong chương trình như từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa, trái nghĩa… Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tổng kết từ vựng lớp 9 hay đầy đủ nhất.
SOẠN BÀI TỔNG KẾT TỪ VỰNG LỚP 9
I- Từ đơn và từ phức
Câu 1 trang 122 SGK văn 9 tập 1:
Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
- Từ ghép: các từ có quan hệ với nhau về nghĩa
- Từ láy: các từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Câu 2 trang 122 SGK văn 9 tập 1:
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
- Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt
III- Thành ngữ
Câu 1 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
Câu 2 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Tổ hợp là thành ngữ là:
- Đánh trông bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm
- Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, được cái này lại muốn cái khác hơn.
- Nước mắt cá sấu: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác
Tổ hợp là tục ngữ là:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người
- Chó treo mèo đậy: muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tùy cơ ứng biến, tùy đối tượng mà có cách xử lí tương ứng
Câu 3 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật là:
- Chó căn áo rách: đã khốn khổ còn gặp thêm tai họa
- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lại
Đặt câu:
- Anh ấy vừa mới gặp tai nạn nay lại bị mất cắp, đúng là chó cắn áo rách
- Nó lười thế mà có được công việc nhàn hạ, đúng là mèo mù vớ cá rán
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật là:
- Dây cà ra dây muống: cách nói vòng vo, dài dòng
- Bèo dạt mây trôi: cuộc đời lênh đênh, lận đận
Đặt câu:
- Bà ấy cố tình dây cà ra dây muống để kéo dài thời gian
- Cô ấy phải làm đủ nghề để kiếm sống, bèo dạt mây trôi lắm
Câu 4 trang 123 SGK 9 tập 1:
Hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đấu dưới trướng liệu điều kêu ca
- Người mách thước, kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
III- Nghĩa của từ
Câu 1 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Cách hiểu đúng là (a)
Câu 3 trang 123 SGK văn 9 tập 1:
Cách hiểu đúng là (b) vì dùng từ “rộng lượng” định nghĩa cho từ “độ lượng”: giải thích bằng từ đồng nghĩa
IV- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1:
- Từ nhiều nghĩa là từ có một hay nhiều nghĩa
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1:
Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển
Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa tạm thời, chưa được cố định hóa trong từ “hoa” và chưa có trong từ điển
V- Từ đồng âm
Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
Hiện tượng từ nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau
Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1:
Trường hợp (a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ lá trong “lá phổi” là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong “lá xanh”
Trường hợp (b) là hiện tượng từ đồng âm vì hai từ “đường” có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau
VI- Từ đồng nghĩa
Câu 1 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Câu 2 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
Cách hiểu đúng là (d)
Câu 3 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
Từ “xuân” thay thế cho từ “tuổi” vì từ “xuân” chỉ một trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng cho một tuổi
Tác dụng biểu đạt:
- Tránh lặp từ “tuổi”
- Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung khiến cho lời văn hóm hỉnh, toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời
VII- Từ trái nghĩa
Câu 1 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Câu 2 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu- đẹp, xa- gần, rộng- hẹp
Câu 3 trang 125 SGK văn 9 tập 1:
- Nhóm 1: chiến tranh- hòa bình
- Nhóm 2: yêu- ghép, cao- thấp, nông- sâu, giàu- nghèo
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1 trang 126 SGK văn 9 tập 1:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hay hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác
Câu 2 trang 126 SGK văn 9 tập 1:
- Từ đơn: từ gồm một tiếng.
- Từ phức: từ gồm hai hay nhiều tiếng.
- Từ láy: từ phức trong đó các tiếng láy âm với nhau.
- Từ láy hoàn toàn: từ láy mà ưong đó các tiếng láy hoàn toàn âm thanh của nhau.
- Từ láy bộ phận: từ láy trong đó các tiếng láy lại một phần âm thanh của nhau. Từ láy âm: từ láy bộ phận trong đó các tiếng láy lại bộ phận âm đầu của nhau. Từ láy vần: từ láy bộ phận trong đó các tiếng láy lại bộ phận vần của nhau.
- Từ ghép: từ phức trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ ghép đẳng lập: từ ghép trong đó các tiếng có quan hệ ngang bằng nhau về nghĩa.
- Từ ghép chính phụ: từ ghép trong đó các tiếng có quan hộ chính phụ với nhau về nghĩa.
IX- Trường từ vựng
Câu 1 trang 126 SGK văn 9 tập 1:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 trang 126 SGK văn 9 tập 1:
Hai từ “tắm” và “bể” cùng nằm trong một trường tự vựng khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động, tăng giá trị biểu cảm và tiếng nói tố cáo mạnh mẽ hơn
Nguồn Internet