Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 9

Ngữ pháp hay văn phạm là quy tắc chủ yếu trong cấu trúc ngôn ngữ. Việc tạo ra các quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp của ngôn ngữ đó, vì vậy mỗi ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt của nó. Ngữ pháp là một phần trong nghiên cứu ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ học. Ngữ pháp là một cách thức để hiểu về ngôn ngữ. mặt khác, ngữ pháp còn là một công cụ để quản lý từ ngữ, làm cho từ ngữ từ một từ hay nhiều từ thành một câu đúng ý nghĩa và thực sự hữu ích. Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở chúng ta đã học nhiều phần kiến thức liên quan đến ngữ pháp. Dưới đây là Hướng dẫn Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 9 tại Tapchivanhoc.com để các bạn lớp 9 tham khảo.

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) lớp 9

C. Thành phần câu

I. Thành phần chính và thành phần phụ

Câu 1 trang 145 SGK văn 9 tập 2

Các thành phần chính của câu và dấu hiệu nhận biết:

  • Chủ ngữ: Nêu chủ thể được nói đến ở vị ngữ (Thường đứng trước vị ngữ)
  • Vị ngữ: nêu đặc trưng của chủ thể nói đến ở chủ ngữ (Thường đứng sau chủ ngữ)
  • Các thành phần phụ của câu và dấu hiệu nhận biết:
  • Khởi ngữ: nêu lên đề tài của câu nói (Thường đứng trước chủ ngữ)
  • Trạng ngữ: nêu hoàn cảnh, không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích,… (Thường đứng ở đầu câu)

Câu 2 trang 145 SGK văn 9 tập 2

Phân tích thành phần của các câu sau đây:

a)

  • Chủ ngữ: Đôi càng tôi
  • Vị ngữ: mẫm bóng

 

b)

  • Trạng ngữ: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi,
  • Chủ ngữ: mấy người học trò cũ
  • Vị ngữ: đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào.
Xem thêm:  Soạn bài đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự

c)

  • Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc
  • Chủ ngữ: nó
  • Vị ngữ: vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.

II. Thành phần biệt lập

Câu 1 trang 145 SGK văn 9 tập 2

Các thành phần biệt lập của câu:

  • Thành phần tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán: bộc lộ tâm lí của người viết.
  • Thành phần gọi – đáp: để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Thành phần phụ chú: bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu.

Câu 2 trang 145 SGK văn 9 tập 2

Từ ngữ in đậm là thành phần gì của câu?

  • a) Thành phần tình thái.
  • b) Thành phần tình thái.
  • c) Thành phần phụ chú.
  • d) “Bẩm” là thành phần gọi đáp; “có khi” là thành phần tình thái.

D – CÁC KIỂU CÂU

I. Câu đơn

Câu 1 trang 146 SGK văn 9 tập 2

Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu đã cho:

a)

  • Chủ ngữ: những nghệ sĩ
  • Vị ngữ: không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.

b)

  • Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại
  • Vị ngữ: phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

c)

  • Chủ ngữ: Nghệ thuật
  • Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảm.

d)

  • Chủ ngữ: Tác phẩm
  • Vị ngữ: vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

e)

  • Chủ ngữ: Anh
  • Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên là Sáu.

Câu 2 trang 147 SGK văn 9 tập 2

Các câu đặc biệt trong đoạn văn: a), b), c)

II. Câu ghép

Câu 1 trang 147 SGK văn 9 tập 2

Các câu ghép:

  • a) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
  • b) Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
  • c) Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
  • d) Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
  • e) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
Xem thêm:  Em hãy làm sáng tỏ câu nói Người sống là đống vàng

Câu 2 trang 148 SGK văn 9 tập 2

Phân tích kiểu quan hệ về nghĩa các vế trong những câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1.

  • a) quan hệ bổ sung
  • b) quan hệ nguyên nhân – hệ quả
  • c) quan hệ bổ sung
  • d) quan hệ hệ quả – nguyên nhân
  • e) quan hệ mục đích – điều kiện.

Câu 3 trang 148 SGK văn 9 tập 2

Qua hệ nghĩa giữa các vế trong những câu ghép:

  • a) quan hệ tương phản
  • b) quan hệ bổ sung
  • c) quan hệ điều kiện – giả thiết.

Câu 4 trang 149 SGK văn 9 tập 2

Tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ:

a)

  • Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không, nên hầm của Nho bị sập.
  • Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho không bị sập.

b)

  • Tương phản: Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
  • Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.

III. Biến đổi câu

Câu 1 trang 149 SGK văn 9 tập 2

Câu rút gọn trong đoạn trích:

  • Quen rồi.
  • Ngày nào ít: ba lần.

Câu 2 trang 149 SGK văn 9 tập 2

Các câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra:

  • a) Và làm việc có khi suốt đêm.
  • b) Thường xuyên.
  • c) Một dấu hiệu chẳng lành.

Tác giả tách câu ra như vậy để nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng về thông tin cần biểu đạt.

Xem thêm:  Nêu cảm nhận về vẽ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Câu 3 trang 149 SGK văn 9 tập 2

Biến đổi các câu đã cho thành câu bị động:

  • a) Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.
  • b) Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
  • c) Những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trước đã được người ta dựng lên.

IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau

Câu 1 trang 150 SGK văn 9 tập 2

Những câu nghi vấn trong đoạn trích:

  • Ba con, sao con không nhận?
  • Sao con biết là không phải?

Các câu nghi vấn trên đều dùng để hỏi.

Câu 2 trang 150 SGK văn 9 tập 2

Những câu cầu khiến trong đoạn trích:

a)

  • Ở nhà trông em nhá! => dùng để ra lệnh
  • Đừng có đi đâu đấy. => dùng để ra lệnh

b)

  • Thì má cứ kêu đi. => dùng để yêu cầu
  • Vô ăn cơm! => dùng để mời
  • Cơm chín rồi! => dùng để cầu khiến.

Câu 3 trang 150 SGK văn 9 tập 2

  • Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích có hình thức của kiểu câu nghi vấn.
  • Anh Sáu dùng nó để bộc lộ cảm xúc.
  • Chỗ xác nhận điều đó trong lời kể của tác giả: “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:”

Nguồn Internet

Check Also

gai xinh di hoc dep 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *