Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) lớp 9 đầy đủ hay nhất

Trong chương trình ngữ văn các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông thì tiếng việt là phần không thể thiếu đối với các bạn học sinh. Tiếng việt là phần học giúp chúng ta củng cố ngữ pháp, rèn luyện ngôn ngữ để tạo ra một văn bản hoàn chỉnh. Tiếng Việt bao gồm cả từ vựng, hay vốn từ, nó chính là công cụ cơ bản và hữu dụng trong quá trình giao tiếp và thu nhận kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Và trong văn học cũng vậy, từ vựng là một đơn vị không thể thiếu sót để cấu tạo nên một bài văn hoàn chỉnh. Để củng cố lại vốn từ vựng thì chúng ta cần tổng hợp lại từ vựng một lần nữa. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) lớp 9 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

SOẠN BÀI TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( TIẾP THEO) LỚP 9 HAY NHẤT

I.Từ tượng hình, từ tượng thanh:

Câu 1 trang 146 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Khái niệm từ tượng hình và từ tượng thanh:

  • Từ tượng hình: Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
  • Từ tượng thanh: Từ mô phỏng âm thanh của sự vật

Câu 2 trang 146 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Tên loài vật là từ tượng thanh:

  • Tắc kè
  • Tu hú
  • Đa đa
  • Cuốc cuốc
  • Bìm bịp
  • Ba ba

Câu 3 trang 146 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

  • Các từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ
  • Các từ tượng hình có tác dụng trong việc gợi tả các đám mây trên trời rất cụ thể và sinh động
Xem thêm:  Dàn ý bài: Nêu suy nghĩ của em về chức năng giáo dục của tác phẩm văn học

II Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 147 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Khái niệm các biện pháp tu từ

  • So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi cảm
  • Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi cảm
  • Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăn tính gợi cảm
  • Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm phấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
  • Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự
  •  Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
  • Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm

Câu 2 trang 147 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

  • Thà răng liều một thân con
  • Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây

Trong câu thơ trên sử dụng phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ nàng Thúy Kiều; Lá cây để nói về gia đình của Kiều. Biện pháp ẩn dụ trên thể hiện sự hy sinh thân mình của nàng Kiều vì gia đình của mình.

b,

  • Trong như tiếng hạc bay qua
  • Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
  • Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
  • Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Một nghề thì sống đống nghề thì chết

Đoạn trên sử dụng phép so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với Tiếng hạc, suối, gió,mưa. Từ phép so sánh ấy tác giả đã thể hiện sự đa dạng phong phú thanh âm trong bản đàn tuyệt vời của nàng Kiều

c,

  • làn thu thủy nét xuân sơn
  • Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
  • Một hai nghiêng nước nghiêng thành
  • Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Phép nói quá được sử dụng để miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều. Nhan sắc ấy của nàng làm cho hoa ghen, liễu hờn, làm đổ nước nghiêng thành,.. Từ phép nói quá này đã đặc tả nhan sắc Thúy Kiều đặp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghen hờn

e,

  • Có tài mà cậy chi tài
  • Chữ tài liền với chữ tai một vần
  • Phép chơi chữ: tài và tai, gần âm khác nghĩa

Câu 3 trang 147 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

a,

  • Còn trời còn nước còn non
  • Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Phép điệp ngữ: còn. Sự lặp lại này diễn tả sự say sưa của chủ thể còn tiếp tục diễn ra

b,

  • Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
  • Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn

Phép nói quá: gươm có thể mài mòn núi. voi có thể uống cạn nước sông. Chính phép nói quá đã diễn tả sức mạnh vô địch của nghĩa quân Lam Sơn

c,

  • Tiếng suối trong như tiếng hát xa
  •  Trăng lồng cổ  thụ bóng lồng hoa.
  • Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
  • Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Xem thêm:  Phân tích bài ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Phép so sánh: Tiếng suối như tiếng hát. Từ phép so sánh ấy diễn tả sự êm diu, trong lành của tiếng suối chảy trong tâm hồn người tù

d,

  • Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
  •  Trong nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Phép nhân hóa: vầng trăng có hành động và cảm xúc như con người, Trăng trở thành người bạn chân thành

 

Nguồn Internet

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *