Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ là sự hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ. Qua bài học này, chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng và tổng quát nhất về những đặc điểm nổi bật của tiếng Việt, trong đó có lịch sư, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ. Qua đó, nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ lớp 12
SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Câu 1 trang 192 SGK văn 12 tập 2:
Nguồn gốc và lịch sử phát triển |
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập |
a) Về nguồn gốc, t Việt thuộc: – Họ ngôn ngữ Nam Á – Dòng ngôn ngữ Môn-Khme. – Nhánh ngôn ngữ Việt Mường b) Các thời kì trong lịch sử: – Thời kì dựng nước. – Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. – Thời kì độc lập tự chủ. – Thời kì Pháp thuộc. – Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945. |
a) Có một loại đơn vị tự nhiên vừa là âm tiết, vừa là đơn vị ngữ pháp cơ sở, có thể là một từ đơn. Đó là Tiếng. b) Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái. c) Phương thức ngữ pháp chủ yếu để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau là phương thức trật tự từ và hư từ. |
Câu 2 trang 193 SGK văn 12 tập 2:
|
PCNNSH |
PCNNNT |
PCNNBC |
PCNNCL |
PCNNKH |
PCNNHC |
Thể loại văn bản tiêu biểu |
-Ngôn ngữ nói trong hội thoại hằng ngày. – Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn… |
– Thơ ca, hò vè… – Truyện, tiểu thuyết, kí,… – Kịch bản,… |
– Bản tin. – Phóng sự. – Tiểu phẩm – Phỏng vấn,… |
– Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố… – Bình luận, xã luận… |
– Chuyên luận, luận án, luận văn,.. – Giáo trình, giáo khoa,… -Sách báo khoa học thường thức |
– Quyết định, biên bản… – Các loại văn bằng chứng chỉ – Đơn từ, hợp đồng |
Câu 3 trang 193 SGK văn 12 tập 2:
|
PCNNSH |
PCNNNT |
PCNNBC |
PCNNCL |
PCNNKH |
PCNNHC |
Các đặc trưng cơ bản |
– Tính cụ thể. -Tính cảm xúc -Tinhs cá thể |
-Tính hình tượng. -Tính truyền cảm. -Tính cá thể hóa |
-Tính thông tin thời sự. -Tính ngắn gọn. -Tính sinh động hấp dẫn. |
– Tính công khai về quan điểm chính trị. – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. – Tính truyền cảm, thuyết phục |
– Tính lí trí lô gic – Tính khái quát trừu tượng – Tính khách quan phi cá thể |
– Tính khuôn mẫu – Tính minh xác – Tính công vụ |
Câu 4 trang 193 SGK văn 12 tập 2:
Văn bản a |
Văn bản b |
– Mục đích: giải thích nghĩa của từ “mặt trăng”, qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng. – Là văn bản thuộc PCNN khoa học: một mục từ trong từ điển. – Không mang tính hình tượng, tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính lí trí, khái quát, lô gic. – Chỉ có một lớp nghĩa: nói về mặt trăng. |
– Mục đích: tạo dựng hình tượng giăng, biểu tượng cho cái đẹp mơ mộng mà con người khao khat vươn tới. – Là văn bản thuộc PCNNNT thể loại truyện ngắn (đoạn văn miêu tả). – Nổi bật tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. – Có hai lớp nghĩa: nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khao khát. |
Câu 5 trang 193 SGK văn 12 tập 2:
a) Văn bản thuộc PCNN hành chính: một quyết định.
b) Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính: phần đầu, phần nội dung quyết định và phần cuối (kí tên, đóng dấu). Văn bản dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, căn cứ, đề nghị, nhiệm vụ, tổ chức, tuyên truyền, thi hành quyết định,…Văn bản mang tính khách quan, trung hòa về sắc thái cảm xúc. Câu văn được ngắt dòng để thể hiện rõ ràng từng ý
Nguồn Internet