Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 đầy đủ hay nhất

Hình tượng người anh hùng trong thơ ca trung đại Việt Nam hiện lên với vẻ đẹp kỳ vĩ với những hình ảnh to lớn, mang tầm vóc hiên ngang, lẫm liệt. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một tác phẩm như thế qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng của những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Qua bài thơ, ta sẽ cảm nhận hết được một sức mạnh của thời đại của quân và dân ta, cảm nhận hết được hào khí Đông A đã làm lên lịch sử.  Mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tập 1 để thấy được vẻ đẹp của con người với sức mạng và lí tưởng, khí thế hào hùng của con người trong giai đoạn này.

SOẠN BÀI TỎ LÒNG NGỮ VĂN 1 TẬP 1

I. Tìm hiểu bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tập 1

1. Tác giả

  • Phạm Ngũ Lão (1255 -1320) là người có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông không chỉ là một võ tướng mà còn là một nhà thơ, ông thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là người văn võ song toàn.

2. Tác phẩm

  • Bài thơ Tỏ lòng là tác phẩm đầu tay của ông. Nó là một trong hai bài thơ của ông còn lưu lại tới ngày nay.

II. Hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh về cái kéo

Điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán và câu thơ dịch là:

  • Trong câu thơ đầu “hoành sóc” chỉ tư thế hiên ngang của người chiến sĩ khi cầm ngang ngọn giáo bảo vệ đất nước. Trong câu thơ dịch hai từ “múa giáo” chưa thể hiện được hết ý nghĩa của câu thơ.
  • Không gian trong bài thơ nguyên tác “giang sơn” trong một bối cảnh về thời gian “kháp kỷ thu”, không gian rộng lớn, thời gian như trải dài vô tận, làm cho hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với một vẻ đẹp kỳ vĩ, mang tầm vóc lịch sử. Vẻ đẹp của con người không chỉ toát lên từ hình dáng bên ngoài mà nó còn được bộc lộ từ khí chất bên trong. Cầm ngang ngọn giáo là tư thế con người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch “múa giáo” thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.

2. Câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận về sức mạnh của quân đội thời Trần qua câu thơ: “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

  • Thứ nhất: Ta có thể hiểu đó là sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân và dân nhà Trần mang một sức mạnh như hổ báo – không gì có thể ngăn cản được, sức mạnh ấy được so sánh với “nuốt trôi trâu”.
  • Thứ hai: Ta có thể hiểu sức mạnh và ý chí của quân và dân nhà Trần mang một sức mạnh của vũ trụ, sức mạnh ấy có thể được so sánh như át cả sao Ngưu trên bầu trời – sức mạnh của vũ trụ rộng lớn, có thể thay đổi cả giang san đất nước.
Xem thêm:  Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo nhân vật Trọng Thủy

3. Câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo đó là chí làm trai của người quân tử theo quan điểm của Nho giáo. Người nam nhi theo quan điểm đó phải lập được công danh, mang lại tiếng thơm cho đời, đó là “món nợ” của người làm trai theo quan điểm Nho giáo. Trong giai đoạn lịch sử, khi đất nước đang bị quân Nguyên – Mông xâm chiếm thì người “nam nhi” mang có trách nhiệm bảo vệ đất nước, hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ non sông là một trong những món “nợ” mà người làm trai phải gánh vác.

4. Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 1 tập 1

  • Nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối đó chính là nỗi hổ thẹn của người anh hùng khi mình không có được những chiến công hiển hách, mưu lược tài ba như Vũ Hầu Gia Cát Lượng. “Thẹn” vì tài năng, trí lực của bản thân không thể so sánh, có hạn để đem ra giúp dân, giúp nước. Đó là những nỗi thẹn của một người có giá trị nhân cách lớn – của những con người có trách nhiệm với đất nước, non sông.

5. Câu 5 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Qua bà thơ Tỏ lòng, ta thấy hình ảnh nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp của thời đại, của ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, ý chí đó có thể sáng ngang cùng với vũ trụ, mang tầm vóc và hào khí Đông A. Chính ý chí và lòng quyết tâm đó đã mang đến một sức mạnh không gì có thể ngăn cản được tạo ra một sức mạnh thời đại.
  • Thế hệ trẻ hôm nay học được ở bài thơ cách sống hết mình và cách cống hiến hết mình của người đời xưa cho công cuộc xây dựng, bảo vệ đật nước. Con người đời xưa sống hết mình cho dân cho nước, hết lòng ước mơ cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân. Lí tưởng sống cao đẹp của họ là điều mà thế hệ trẻ hôm nay nên vươn tới.
Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Nguồn Internet

Check Also

nu sinh dak lak xinh 15 040142 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *