Trong văn học chúng ta vẫn thường thấy những nhà nhân đạo thương cho số phận của người phụ nữ bất hạnh trong xã hội kể cả từ dân gian, trung đại đến hiện đại nhưng đó là thương một cách chung nhất đến số phận con người với tư thế là một người đứng trên cao nhìn xuống nhưng có mấy nhà văn lại bộc lộ tình thương của mình đến người vợ tần tảo. Có lẽ Tú Xương là một trong số ít những nhà thơ làm thơ để dành cho vợ mình. Trong chương trình ngữ văn lớp 11, chúng ta sẽ đến với bài Thương vợ của Tú Xương để hiểu thêm về tình cảm này của ông. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thương vợ đầy đủ hay nhất lớp 11 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài thơ Thương vợ
Soạn bài Thương vợ lớp 11
I. Tìm hiểu chung về bài thơ Thương vợ
1. Tác giả: Tú Xương
- Tên thật là Trần Tế Xương (1870- 1907)
- Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
- Sự nghiệp văn chương của ông như một chàng trai sung sức, bất chấp mọi thử thách thời gian.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,…
2. Tác phẩm
- Đây là một tỏng những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương
- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
II. Hướng dẫn đọc hiểu bài Thương vợ
Câu 1 trang 30 SGK văn 11 tập 1
Hình ảnh của Bà Tú qua 4 câu thơ đầu:
- Đó là hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo sớm hôm “Quanh năm buôn bán ở mom sông” và mang trên vai gánh nặng gia đình “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Hình ảnh bà Tú được so sánh với “thân cò” gợi ra hình ảnh gầy gò, vất vả, gian nan vì chồng vì con trên vúng sông nước.
Câu 2 trang 30 SGK văn 11 tập 1
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:
- Một duyên hai nợ, âu đành phận
- Năm nắng mười mưa, dám quản công
Đây là những câu thơ thể hiện rất rõ đức tính cao đẹp của bà Tú đó là hi sinh vì chồng vì con, không quản “năm nắng mười mưa”. Những từ chỉ số lượng được đi cùng hiện tượng nắng, mưa càng thể hiện sự vất vả mà bà Tú đã chịu để chăm lo cho chồng con.
Câu 3 trang 30 SGK văn 11 tập 1
Lời chửi ở câu thơ cuối:
- Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
- Có chồng hờ hững cũng như không!
Đây là lời chửi của ông Tú.
Lời chửi mang ý nghĩa:
- Tú Xương tự ý thức được rằng mình đã không làm tròn được bổn phận, trách nhiệm của người chồng để bà Tú chịu nhiều cực khổ.
- Lên án xã hội bất công, bà Tú làm việc vất vả quanh năm mà vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo và những thói đời định kiến về tú tài
Câu 4 trang 30 SGK văn 11 tập 1
Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện ở:
- Nhan đề: Thương vợ- Bộc lộ trực tiếp tình cảm
- Lời tự chửi mình ở cuối bài thơ
- Qua đó, ta thấy Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình, điều này thể hiện nhà thơ là một người chồng có tình nghĩa.
II. Luyện tập về bài Thương vợ
Câu hỏi trang 30 SGK văn 11 tập 1
Phân tích sự vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian sáng tạo trong bài thơ trên:
- Hình ảnh: thân cò để chỉ sự vất vả, tần tảo của người phụ nữ
- Ngôn ngữ: giản dị, đời thường
- Sử dụng sáng tạo thành ngữ: “Năm nắng mười mưa”.
Nguồn Internet