Người viết sử kí phải có ít nhất hai phẩm chất: một là tài năng và học vấn, hai là dũng khí và trung thực. Dũng khí ở sự khen chê rõ ràng, không khuất phục trước cường quyền, bẻ cong ngòi bút. Dũng khí và trung thực cộng với tài năng lựa chọn sự kiện, không miêu ta dài dòng là yêu cầu cần thiết đối với một sử gia lớn. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” của Ngô Sỹ Liên là một minh chứng cho điều đó. Qua bài học này chúng ta hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Thái sư Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống của cha ông. Hơn thế thấy dược những nét đặc sắc của việc vận dụng yếu tố tự sự trong sử biên Việt Nam. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Thái sư Trần Thủ Độ”
SOẠN BÀI THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ LỚP 10
I- Tìm hiểu chung bài Thái sư Trần Thủ Độ
1. Tác gia
- Đỗ tiến sĩ năm 1442.
- Giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán.
- Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông viết Đại Việt sử kí toàn thư.
2. Tác phẩm
- Đại Việt sử kí toàn thư: Hoàn tất năm 1499, gồm 15 quyển.
- Nội dung: ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).
- Dựa trên: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Sử kí tục biên (Phan Phu Tiên).
- “ Thái sư Trần Thủ Độ”Trích ở quyển V- phần Bản kỷ trong Đại Việt sử kí tòan thư.
- Nội dung viết về Thái sư Trần Thủ Độ, một viên quan đầu triều của nhà Trần trong buổi đầu dựng nghiệp
II. Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Câu 1/47 sgk văn 10 tập 2
- Có người hặc tội Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua. Trước mặt vua, Trần Thủ Độ xác nhận người hặc tội nói đúng và còn ban thưởng. Sự kiện này chứng tỏ Thủ Độ là người thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân; trọng người trung trực, can đảm, dám vạch tội lỗi hoặc sai lầm của người khác, nhất lại là đối với người bề trên, có quyền lực.
- Có người quân hiệu ngăn kiệu Linh Từ Quốc Mẫu, vợ Thủ Độ, không cho đi qua thềm cấm. Trần Thủ Độ khen người lính đó là biết giữ nghiêm phép tắc và ban thưởng cho. Sự kiện này cho thấy Thủ Độ là người chí công vô tư, trọng phép tắc, khích lệ những người giữ nghiêm phép tắc, không kể thân sơ.
- Quốc Mẫu, vợ Thủ Độ xin riêng cho một người làm chức quan nhỏ. Ông ra điều kiện người đó phải chặt ngón chân để phân biệt với các quan khác. Người kia kêu van xin thôi. Từ đấy không ai dám đến nhờ cậy, xin xỏ chức tước nữa. Sự kiện này chứng tỏ Thủ Độ là người khéo léo, tế nhị trong xử sự (vừa không làm mất lòng vợ, vừa răn đe được những kẻ xin xỏ chức tước và những kẻ cậy quyền thế ban phát chức tước.
- Thái Tông muốn cho anh Thủ Độ làm tướng. Thủ Độ phản đối việc anh em trong gia đình cùng làm tướng, vì cho rằng như thế sẽ dễ kết bè đảng, bất lợi cho triều đình. Sự kiện này cho thấy Trần Thủ Độ là người có tầm nhìn, lo lắng cho sự ổn định của triều đình, không đồng tình với tư tưởng gia đình trị.
- Câu 2/47 sgk văn 10 tập 2
Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật:
- Các tình huống giàu kịch tính.
- Sử dụng các chi tiết đắt giá.
Nguồn Internet