Tấm Cám là câu chuyện cố tích mà không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Từ ngày còn bé thơ những nhân vật trong câu chuyện đã trở đi trở lại trong những giấc mơ và ngày ấy, chính câu chuyện là một phần cho sự định hình khái niệm thiện- ác trong mỗi con người. Hình ảnh cô Tấm dịu hiền, ông Bụt hiền từ đã trở thành những hình ảnh thân thương và hình ảnh mẹ con Cám là đjai diện của cái xấu xa, đáng ghét. Nhưng ngày còn bé, chỉ nghe truyện, chúng ta chỉ hiều phần nào nội dung và ý nghĩa truyện đơn thuần đó là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo nhưng Tấm Cám là một câu truyện cổ tích rất đặc biệt với rất nhiều những ý nghĩa. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Tấm Cám đầy đủ hay nhất lớp 10 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về văn bản Tấm Cám.
Soạn bài Tấm Cám lớp 10
I. Tìm hiểu chung về bài Tấm Cám
1. Truyện cổ tích:
- Khái niệm: Truyện cổ tích là một thể loại văn học tự sự dân gian có xu thế hư cấu, nội dung thường thể hiện những ước mong của nhân dân về cuộc sống, con người.
- Bao gồm: cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
- Các nhân vật thường gặp trong truyện cố tích: người mồ côi, người con riêng, ông bụt, bà tiên, yêu tinh,…
2. Truyện Tấm Cám
Truyện thuộc loại cổ tích thần kì.
Bố cục:
- Mở đầu (“Ngày xưa” … “việc nặng”): giới thiệu các nhân vật và hoàn cảnh chính.
- Thân truyện (“Một hôm” … “về cung”): diễn biến câu chuyện.
- Kết truyện (còn lại): Mẹ con Cám chịu ác báo.
II. Hướng dẫn Soạn bài Tấm Cám lớp 10
Câu 1 trang 72 SGK văn 10 tập 1
Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào:
- Ban đầu, đó là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng, mâu thuẫn trong phạm vi gia đình: Mẹ con Cám đã tước đi tất cả những gì của Tấm từ vật chất (cái yếm đỏ) đến tinh thần (con cá bông là bạn duy nhất của Tấm) và cơ hội được hạnh phúc (không cho Tấm đi chơi hội).
- Đến khi Tấm được gả vào cung, mẫu thuẫn đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình mà vượt lên phạm vi mối quan hệ xã hội: khi này, mẹ con Cám không tiếc mọi thủ đoạn để cướp đi không chỉ hạnh phúc mà còn mạng sống của Tấm.
Câu 2 trang 72 SGK văn 10 tập 1
Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm lần lượt là:
- chim vàng anh
- cây xoan đào
- khung cửi
- Quả thị
- Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa).
Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
- Theo quan niệm nhà Phật, cuộc đời con người là một vòng luân hồi có hóa kiếp, sẽ được đầu thai kiếp khác và đó là lí do sau khi chết, Tấm vẫn có thể hóa thân.
- Theo quan niệm của nhân dân ta thời xưa, chết không phải đã hết, linh hồn người chết oan sẽ không thể siêu thoát mà tìm về người hại mình để báo thù, đó là lí do Tấm luôn quanh quẩn trong hoàng cung và đấu tranh cho lẽ phải.
Câu 3 trang 72 SGK văn 10 tập 1
Về hành động trả thù của Tấm với Cám:
- Mâu thuẫn của Tấm với mẹ con Cám không phải mâu thuẫn đơn thuần mà là mâu thuẫn không thể giải trừ của cái thiện và cái ác. Mẹ con Cám nếu còn thì chính Tấm phải chết vì vậy, hành động của Tấm là hành động tự vệ chứ không còn là báo thù.
- Từ đây cũng cho thấy quan niệm và ước mơ của nhân dân ta: Ở bất kì thời điểm nào, luôn có sự đấu tranh một mất một còn của thiện và ác, chỉ khi cái ác bị diệt trừ tận gốc thì cái thiện mới có thể thắng thế.
Câu 4 trang 72 SGK văn 10 tập 1
Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
- Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ > < con chồng)
- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
III. Luyện tập về bài Tấm Cám
Câu hỏi trang 72 SGK văn 10 tập 1
Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:
- Có sự tham gia của các yếu tố thần kì: ông bụt, cá bống, các lần hóa thân của Tấm.
- Nhân vật: con người bé nhỏ trong xã hội (Tấm- người con riêng)
- Kết cấu: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thoả nguyện mơ ước, kết thúc có hậu.
- Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội công bằng hạnh phúc của nhân dân.
Nguồn Internet