Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 đầy đủ hay nhất

Lí Bạch là một nhà thơ lớn của Trung Quốc, những bài thơ của ông thường mang nhiều yếu tố lãng mạng của thời đại, đó là ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với xã hội hiện thực đương thời, thể hiện tình cảm của nhà thơ phong phú và mãnh liệt. Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng cũng nằm trong số đó, bài thơ ca ngợi tình bạn cao cả, chân thành, trong sáng cảu hai nhà thơ lớn của thời đại lúc bấy giờ. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 tập 1 để cảm nhận rõ hơn điều đó.

SOẠN BÀI TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG NGỮ VĂN 10 TẬP 1

I. Tìm hiểu về bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 tập 1

1. Tác giả

  • Lí Bạch (701 -762), tự là Thái Bạch, ông là một nhà thơ lớn thời Đường Trung Quốc
  • Vì tính cách khoáng đạt, thơ của ông thường nói đến cõi tiên vì thế mà người đời còn gọi ông là “Thi tiên”
  • Thơ của ông hiện tại tới ngày nay lên tới 1000 bài

2. Tác phẩm

  • Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng miêu tả khôn gian, thời gian và địa điểm nhà thơ tiễn bạn lên đường
  • Bài thơ cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình bạn chân thành, trong sáng
  • Bài thơ được viết theo thể đặc trưng của thơ Tứ tuyệt Đường luật: Có bốn câu thơ, mỗi câu thơ đều giữ một vị trí đặc biệt trong bài.
Xem thêm:  Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh cho chữ trong ngục (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Tại sao tác giả gọi đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"

II. Hướng dẫn soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xác lập mối quan hệ giữa không gian và thời gian trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng:

  • Không gian nơi lầu Hoàng Lạc là một thắng cảnh nổi tiếng, nơi diễn ra cuộc chia tay của tác giả, làm người đọc cảm nhận được sự chia li, xa cách. Đồng thời thành Dương Châu là một thắng cảnh phồn hoa, hai địa danh Hoàng Lạc và Dương Châu được ngăn cách bởi khoảng cách địa lí mênh mông, xa xôi ngàn dặm. Khung cảnh ấy tạo ra sự xa cách và gợi nỗi buồn chia li giữa nhà thơ và bạn mình
  • Thời gian và tháng ba – mùa hoa khói, sông Trường Giang tấp nập, cũng là vào dịp mùa hoa khói (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.
  • Con người được tác giả nhắc đến qua hai từ “cố nhân”, tạo ra sự thân thiết giữa nhà thơ và bạn mình
  • Tất cả những mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người ấy tạo cho người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của nhà thơ và bạn của mình, đồng thời thể hiện nỗi buồn thầm kín của tác giả khi tiễn bạn.
Xem thêm:  Soạn bài Trao duyên

2. Câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Tác giả chỉ thấy mỗi “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân” dù trên sông Trường Giang tấp nập thuyền bè qua lại Vì: Tác giả chỉ chú ý đến mỗi con thuyền đưa người bạn của mình ra đi. Tấm lòng của nhà thơ như dõi cả vào đó, sự lưu luyến, bin rịn của tác giả dành cho người bạn của mình như đặt trọn vào con thuyền đưa bạn mình đi xa.

3. Câu 3 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Dù người đã đi xa nhưng cái tình của người ở lại vẫn dõi theo, hẳn là tác giản rất trân trọng tình bạn này nên dù cánh buồm của con thuyền trở người bạn của mình đã mất hút trong vô vàng những cánh buồm khác trên sống Trường Giang mà nhà thơ vẫn mãi ngóng theo, không nỡ cất bước ra về. Bài thơ tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

III. Luyện tập bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

“Ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là:

  • Các địa danh trong bài thơ đều chứa đựng những ý nghĩa riêng, giàu sức gợi cảm. Dùng hình ảnh để nói về nỗi sầu biệt ly, làm cho cuộc chia li của tác giả trở nên xúc động hơn.
  • Hình ảnh con thuyền đưa người bạn của tác giả ra đi gợi ra sự quyến luyến của nhà thơ. Có yêu quý, trân trọng tình bạn thì nhà thơ mới dõi theo “cánh buồm” tới lúc không còn nhìn thấy được nữa
  • Toàn thể bài thơ là cái tình của tác giả, tuy bài thơ tả cảnh không nói về sự xa cách hay tình bạn nhưng mỗi câu thơ đều chưa đựng cái tình lênh láng của tác giả.
Xem thêm:  Soạn văn Miêu tả trong văn bản tự sự

2. Câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Dù trong bất kỳ thời đại nào thì tình bạn cũng có một giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc sống mỗi người. Tình bạn làm cho cuộc sống thêm giầu, đẹp. Nếu thiếu đi một tình bạn đẹp cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, một tình bạn đẹp ở bất kỳ thời đại nào cũng giống như hoa nở mùa xuân, ngọn đèn sáng trong đêm tối, làm cho đời thêm tươi sáng.

Nguồn Internet

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *