Soạn bài Phú sông Bạch Đằng lớp 10

Bạch Đằng là con sông gắn liền với những trang sử sách hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chẳng còn xa lạ với những chiến công hào hùng, chói lọi sử vàng trên dòng sông anh hùng này. Nơi in dấu bao dấu tích chiến tranh, khiến cho giặc ngoại xâm phải một phen kinh hồn về sức mạnh dân tộc Đại Việt, khiến máu tanh của giặc thù phải đổ xuống dòng sông đây. Sự hào hùng ấy cũng chỉ là một mảng lịch sử  theo thời gian trôi đi khiến cho ta thêm nuối tiếc, nhớ nhung. Đó chính là cảm hứng của bài  “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Trong chương trình ngữ văn 10 tập 2 chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài “Phú sông Bạch Đằng”. dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Phú sông Bạch Đằng” lớp 10.

SOẠN BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG LỚP 10

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là Ninh Bình), vốn là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, đời Trần Anh Tông giữ chức Hàn lâm sĩ học. Năm 1351, ông được thăng Tham tri chính sự. Khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên tâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Tác phẩm còn lại không nhiều, trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng

2. Tác phẩm

  • Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi.
  • Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,…Một bài phú thường gồm 4 đoạn: đoạn mở, giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết. Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng cũng giống bố cục chung ấy. Nó được làm theo thể phú cổ thể (loại phú có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ). Bản dịch dưới đây nói chung theo nguyên điệu, chỉ hai bài ca cuối được chuyển sang thể lục bát.
Xem thêm:  Trình bày giá trị của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

II. Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Bố cục bài phú: 4 phần

  • Phần 1 (từ đầu…luống còn lưu): cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.
  • Phần 2 (tiếp…nghìn xưa ca ngợi): lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
  • Phần 3 (tiếp…chừ lệ chan): suy ngẫm bình luận của các bô lão về những chiến công xưa
  • Phần 4 (còn lại): lời ca khẳng định vai trò đức độ của con người.

Câu 2 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

“khách” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể. “Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm

Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nahan vật sinh động. “Khách” chính là cái tôi tác giả – một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước.

Cái tráng chí bốn phương của nahan vật “Khách” (cũng là tác giả) được gợi lên quan những địa danh. “Khách” đã  “đi qua” hai loại đại danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc và loại địa danh của đất Việt. Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại đại danh thứ hai mang tính chất cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái với cảnh trí non sông.

Câu 3 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Cảm xúc của “khách”

  • Khách có cảm giác vừa buồn vùa vui, vừa tự hào vừa tiếc nuối => khách có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào dân tộc.
  • Khách vui, tự hào: vì cảnh non sông hùng vĩ, thơ mộng (nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu), tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến công hiển hách
  • Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay trở nên trơ trọi hoang vu. Dòng thời gian đnag vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ.
Xem thêm:  Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 hay, văn mẫu thuyết minh về SGK

Đoạn thơ chủ yếu ngắt bằng nhiều nhịp chẵn, tạo giọng điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư.

Câu 4 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Các bô lão là hình ảnh cỉa tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vùa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng.

Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hung. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng”…với trận thủy chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng, khí thế hùng hổ, khói lửa mù trời, tiếng gươm khuya, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng nhiều nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm tưởng tượng được tác giả vận dụng phố hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc

Những hình ảnh điển tích được sử dụng chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử. Điều đó góp phần diên xtar tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.

Câu 5 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Đoạn cuối bài thơ, trong bài thơ, “bô lão” và “khách” như hiện thân hô ứng của xưa – nay ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng bằng khúc anh hùng ca về tinh thần ngoan cường, bất khuất của con người:

Xem thêm:  Cảm nhận về hai khổ thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển cả quê hương.

Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thi lưu danh thiên cổ.

Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua canh minh, vừa bày tỏ niềm khát vọng muốn hòa bình trở lại, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

Câu 6 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Giá trị nội dung: bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc ta. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

Giá trị nghệ thuật:

  • Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ
  • Lời văn linh hoạt
  • Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình vừa giàu triết lí
  • Ngôn từ: trang trọng, tráng lệ vừa lắng đọng, vừa giàu suy tư

III. Luyện tập bài Phú sông Bạch Đằng

Câu 1 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2: học thuộc

Câu 2 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Cần hiểu kĩ về giá trị nghệ thuật và tư tưởng để so sánh, phân tích

Nguồn Internet

Check Also

chan dung nu sinh truon 49cc1a 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *