Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(tiếp theo) lớp 10 hay đầy đủ nhất

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ mang những dấu hiệu đặc trưng của đời sống giao tiếp hàng ngày. Khác với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gần gũi với chúng ta hơn trong việc dùng để giao tiếp. Tìm hiểu bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(tiếp theo), chúng ta cần nắm được các đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phân tích và sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt, học và sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(tiếp theo) lớp 10 hay và đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài hướng dẫn này, các bạn sẽ chuẩn bị tốt cho việc soạn bài ở nhà.

SOẠN BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT(TIẾP THEO)

II- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

III- Luyện tập Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1 trang 127 SGK văn 10 tập 1:

Phân tích tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn:

Tính cụ thể:

  • Thời gian: Đêm khuya
  • Địa điểm: Rừng núi
  • Nhân vật: Đặng Thùy Trâm
  • Nội dung: Tự vấn lương tâm

Tính cảm xúc:

  • Giọng điệu: thân mật
  • Từ ngữ: giàu cảm xúc, tình cảm, có sắc thái văn chương
  • Câu: sử dụng câu cảm thán, câu nghi vấn.
Xem thêm:  Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ Sóng

Tính cá thể: chân dung của một con người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú, có trình độ, vốn sống, trách nhiệm và niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc

Lợi ích của việc ghi nhật kí cho sự phát triển ngôn ngữ:

  • Giải tỏa tâm trạng
  • Rèn luyện cách diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc
  • Làm cho vốn ngôn ngữ phong phú hơn

Câu 2 trang 127 SGK văn 10 tập 1:

Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

  • Cách xưng hô thân mật: mình- ta, cô- anh.
  • Cách dùng ngôn ngữ đối thoại: chăng, hỡi.
  • Cách dùng từ ngữ giản dị: đập đất, trồng cà, lại đây, đỡ…
  • Giọng điệu: tình tứ

Câu 3 trang 127 SGK văn 10 tập 1:

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô- đáp, có luân phiên lượt lời nhưng được sắp xếp theo kiểu:

  • Liệt kê tăng tiến: Tù trưởng… mục
  • Điệp ngữ: Ai giữ
  • Lặp mô hình cấu trúc: ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói
  • Có nhịp điệu

Điều khác nhau này là do đoạn văn mang đặc trưng của ngôn ngữ sử thi

Nguồn Internet

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Thuyết minh về tác hại của thuốc lá

Check Also

hoaphuong 20 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *