Trong chương trình văn học nói chung và chương trình ngữ văn lớp 7 nói riêng thì tập làm văn là phần kiến thức thiết yếu và rất quen thuộc với các bạn học sinh. Có thể nói tập làm văn là nền tảng xây dựng nên nhiều kĩ năng văn học khác, giúp chúng ta hiểu được nhiều thể loại như: văn biểu cảm, văn kể, nghị luận,…. Để giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức tập làm văn lớp 7, các thầy cô giáo sẽ thông qua bài Ôn tập phần tập làm văn để giúp các em trau dồi các kĩ năng cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 7 hay nhất do Tapchivanhoc.com dày công biên soạn để các em tham khảo nhé.
SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN LỚP 7 HAY NHẤT
I. Văn biểu cảm:
Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2
Các bài văn biểu cảm đã học trong ngữ văn 7, tập 1
Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu
Câu 2 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:
Cổng trường mở ra( Lí Lan ) là bài văn biểu cảm em thích nhất, thông qua văn bản em nhận ra một
sốđặc điểm sau của văn biểu cảm:
Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy người viết
thường sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, hình tượng,..
Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài
Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực
Câu 3 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2
Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò khơi gợi xúc cảm. Người viết miêu tả cảnh vật, những
hình ảnh chân thực và từ đó biểu đạt tình cảm từ những miêu tả ấy.
Câu 4 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2
Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm giúp gia tăng cảm xúc. Kể chuyện trong văn biểu cảm không nhằm
mục đích tường thuật sự việc mà đề tìm kiếm những xúc cảm trong quá trình kể
Câu 5 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi xa đối với một con vật, sự vật hiện tượng thì
chúng ta phải nêu lên được bản chất( tính cách, tình cảm…), vẻ đẹp, cảm giác mà vật đó đem lại cho
chúng ta.
Câu 6 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như: Nhân hóa,So sánh, điệp từ, điệp
câu, đối lập tương phản, câu hỏi tu từ,…
Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu – Minh Phương
Sài Gòn vẫn trẻ ( Nhân hóa)
Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà ( So sánh)
Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào.. ( Điệp từ ” nắng”)
Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng
Non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ( Nhân hoá, điệp từ ” thương”)
… Mở cửa đi ra ngoài tự nhiên như thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung ( so sánh)
Câu 7 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:
Nội dung văn bản biểu cảm: Tập trung biểu đạt tình cảm cảm xúc.
Mục đích biểu cảm: Thể hiện tinh cảm cảm xúc của mình
Phương tiện biểu cảm: Hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( đồ vật, loài cây hoặc hiện tượng nào đó)
Câu 8 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
II. Văn nghị luận:
Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:
Các văn bản nghị luận đã học trong ngữ văn 7 tập 2:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý
nghĩa văn chương
Câu 2 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2
Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa em thường thấy văn bản nghị luận xuất hiện
trong trường hợp khi một sự vật, sự việc đang được quan tâm cần
được làm sáng tỏ
Ví dụ: Đức tính giản dị của Bác Hồ là văn bản được viết giúp nhân dân hiểu hơn về con người và tình
cách của Bác
Câu 3 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2
Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận điểm( luận điểm chính luận điểm phụ), luận cứ và lập luận
Câu 4 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng
định ( phủ định) được diễn đạt sáng rõ, nhất quán dễ hiểu.
a,d,c là luận điểm bởi câu văn mang tính khẳng định có thể khai triển dựa trên các luận cứ.
Câu 5 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2
Theo em khi làm văn chứng minh, người đó làm vậy là sai bởi chỉ dẫn chứng thôi sẽ không đủ sức
thuyết phục, ta cần có luận điểm luận cứ rõ ràng và những lí lẽ rõ ràng hướng đấn luận điểm chính
Để làm một bài văn chứng minh hay ngoài luận điểm luận cứ còn cần có dẫn chứng, mở rộng thì bài
văn chứng minh sẽ mang tính thuyết phục và phong phú hơn. Ngoài ra có thể thêm các yếu tố văn
học khác để bài làm không bị khuôn sáo, cứng nhắc.
Luận điểm phải đúng đắn, hướng đến vấn đề chính đã đặt ra, luận cứ bám sát luận điểm, lập luận sâu
và rõ ràng.
Câu 6 trang 140 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đề 2: Chứng minh rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn”
Giống nhau:
Vấn đề đặt ra: câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ý nghĩa: Khẳng định giá trị câu tục ngữ
Sử dụng các lí lẽ giống nhau để giải quyết
Khác nhau:
Đề 1:
Vấn đề chưa được sáng tỏ, cần các lí lẽ sâu rộng để làm sáng tỏ vấn đề và ý nghĩa của câu tục ngữ
Đề 2:
Vấn đề đã được sáng tỏ, điều cần thiết hơn là khẳng định tính đúng đắn của nó thông qua những dẫn
chứng cụ thể, trong thực tế.
III. Đề tham khảo ( trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Nguồn Internet