Nỗi oán của người phòng khuê lấy đề tài là nỗi sầu li biệt hận của người thiếu phụ khuê các-vốn không còn xa lạ gì trong thơ của Vương Xương Linh. Cảm hứng ấy được nhà thơ khai thác từ chính hiện thực đời sống là những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa xảy ra liên miên, nhiều cặp vợ chồng phải chăn gối chia lìa, người chồng ra mặt trận, người vợ ở lại trong niềm thương nỗi nhớ. Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ đã rung động trước nỗi sầu li biệt của người thiếu phụ để cất lên niềm ai oán, xót thương cho chồng, và cũng là cho chính số phận mình. Qua đó, tác giả gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến đã phá hủy hạnh phúc của con người. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê
SOẠN BÀI NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
I- Tìm hiểu chung bài Nỗi oán của người phòng khuê
1. Tác giả
- Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường
- Đề tài chính trong thơ của ông là cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng
- Phong cách thơ của ông trong trẻo, tinh tế, thanh tân
2. Tác phẩm
- Nhan đề: nỗi oán hờn, trách hận của người phụ nữ có chồng đi chiến trận
- Bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt
- Đề tài bài thơ là khuê oán
- Qua bài thơ, tác giả thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa
II- Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê
Câu 1 trang 162 SGK văn 10 tập 1:
Nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:
- Ban đầu người khuê phụ vô tư, thản nhiên, chưa biết buồn là gì
- Sau đó, nàng có sự thay đổi nhận thức: Thấy màu dương liễu liền gợi nhớ lại kỉ niệm với chồng trước kia
- Nàng hối hận khi để chồng đi kiếm tước hầu ở nơi chiến trận
Câu 2 trang 162 SGK văn 10 tập 1:
Thấy màu dương liễu, nàng thấy hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu vì màu dương liễu là màu của li biệt. Nàng nhận ra chiến tranh là tai họa, nàng hối hận khi để chồng đi kiếm tước hầu ở nơi chiến trận. Hối hận vì phải trả giá quá đắt cho giấc mộng công danh, đó là tuổi xuân, tuổi trẻ, hạnh phúc
Câu 3 trang 162 SGK văn 10 tập 1:
Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì:
- Qua bài thơ, ta cảm nhận được chiến tranh đang âm thầm phá hủy tuổi trẻ, sắc đẹp của người phụ nữ
- Chiến tranh là nguyên nhân của sinh li tử biệt, làm cho gia đình chia lìa, chồng xa vợ, hạnh phúc của con người trở thành một bóng dáng xa xôi
Nguồn Internet