Soạn bài Nhàn lớp 10 đầy đủ hay nhất – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm của ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn và ngợi ca ý chí của kẻ sỉ trong khắp thế gian, đồng thời ta cảm nhận được khí chất của tác giả, thú vui thanh nhàn trong cốt cách của ông, và phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Bài thơ Nhàn là một bài thơ trong chủ đề đó, bài thơ cho người đọc cảm nhận một cách sâu sắc về quan niệm sống của tác giả giữa cuộc đời. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 tập 1 để cảm nhận rõ hơn cốt cách, quan niệm sống và cách vượt lên danh lợi bình thường của cuộc sống trong một nhân cách lớn của tác giả.

SOẠN BÀI NHÀN NGỮ VĂN 10 TẬP 1

I. Tìm hiểu bải thơ Nhàn Ngữ văn 10 tập 1

1. Tác giả

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là một nhà thơ lớn của nước ta, ông làm quan trong triểu đại Mạc. Ông vì bất mãn với thời cuộc mà từ quan ở ẩn. Về quê, ông chủ yếu dạy học, ông có nhiều học trò nổi tiếng.

2. Tác phẩm

  • Bài thơ Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ do người sau đặt.

II. Hướng dẫn tìm hiểu bải thơ Nhàn Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 129 Ngữ văn 10 tập 1

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có những điểm đáng chú ý như:

  • Tác giả sử dụng những số từ như “một… một… một…” đằng trước những danh từ như “mai, cuốc, cần” câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của tác giả trước cuộc sống điền viên, trước công việc của nhà nông
  • Nhịp thơ 2/2/3 tạo ra sự thảnh thơi, nhàn nhã, không có gì vướng bận của tác giả
  • Chữ “ai” ở trong câu thơ thứ hai để nói với người đời: dù cho người ta có “vui thú nào” thì quan điểm của vẫn vui vẻ với cuộc sống thôn dã không có gì thay đổi được

Hai câu thơ ấy, ta có thể cảm nhận được tâm trạng và cuộc sống của tác giả nơi thôn quê hoang dã vô cùng vui vẻ, bằng lòng. Tác giả cảm thấy cuộc sống vô cùng thoải mái, không hề có một chút vướng bận, đồng thời ta cũng cảm thấy một chút ngông của tác giả qua hai câu thơ.

Xem thêm:  55+ lời chúc sinh Nhật Bản thân phải luôn vui vẻ nhé!

2. Câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Ta có thể hiểu “nơi vắng vẻ” trong bài thơ nhằm muốn nói đến những nơi không có sự bon chen của đồng tiền, không có sự đấu đa tranh đua, ta không cần cầu cạnh người, người cũng không phải cầu cạnh ta, nơi mà tác giả cảm thấy hòa mình cùng với thiên nhiên, vui thú với cảnh điền viên, tĩnh tại nơi tâm hồn.
  • “Chốn lao xao” có thể hiểu là chốn quan trường nhiều ganh đau, thủ đoạn, bon chen.

Quan điểm của tác giả giữa “dại” và “khôn”: Nhà thơ tự cho mình là một người “dại” khi từ bỏ những vật chất và phú quý vinh hoa nơi quan trường để về sống tĩnh tại nơi thôn quê, chấp nhận mọi điều tiếng để “tìm nơi vắng vẻ”, nơi mà tác giả cảm thấy tĩnh tại, vui vẻ, không còn vướng bận những bon chen và ganh đua nhường những người “khôn” tới “những trốn lao xao”. Tác giả tuy tự nhận mình “dại” song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”.

Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4: Tạo sự so sánh giữa hai triết lí sống cảu tác giả giữa “khôn” và “dại”, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả về lẽ sống của mình.

3. Câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5 và 6 có những điểm đáng chú ý là:

  • Tác giả đề cập tới những thức ăn dân giã: măng trúc, giá đỗ
  • Khung cảnh sinh hoạt mang đậm chất thôn quê: Tắm hồ sen, tắm ao

Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của tác giả ở nơi thôn quê vô cùng tự tại, tự do, tác giả như hòa mình vào cuộc sống thôn quê tuy đạm bạc mà thanh cao. Đồ ăn toàn đồ của quê nhà, tự mình làm ra, mùa nào thức đó.

4. Câu 4 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Hai câu thơ cuối cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ của tác giả khi suy ngẫm về cuộc đời công danh phú quý. Ta thấy hình ảnh một người nông dân uống rượu say bên gốc cây suy nghĩ về những cái lợi, công danh sự nghiệp, những quy luật biến đổi của cuộc đời. Để rồi có cái nhìn đầy xem thường với phú quý, vinh hoa, đối với tác giả những vinh hoa đó chỉ là phù du, một giấc chiêm bao không có thực. Từ đó khẳng định lại nhân cách cao đẹp, sự lựa chọn của tác giả giữa phương châm sống và cách ứng xử của riêng mình.
Xem thêm:  Soạn văn bài 14: Chợ đồng – Nguyễn Khuyến

5. Câu 5 trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Quan điểm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua bài thơ là:

  • Sống hòa hợp với thiên nhiên, không quan tâm tới những vinh hoa phú quý. Nhàn là cách sống tao nhã, không tham lam vinh hoa phú quý, công danh sự nghiệp nhưng đồng thời không có nghĩa là không quan tâm gì tới người khác, không quan tâm tới xã hội, chỉ sống cho cuộc sống của mình mà là rời bỏ khỏi vòng danh lợi, tìm về với thiên nhiên, tìm lại thanh thản của tâm hồn.

III. Luyện tập bài thơ Nhàn Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn là:

Đối với nhà thơ “nhàn” là một cách sống tao nhã, thuận theo tự nhiên, rời bỏ công danh phú quý. Bài thơ mở đầu một cách thật giản dị

      “Một mai, một cuốc, một cần câu

       Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Hai câu thơ ấy, ta có thể cảm nhận được tâm trạng và cuộc sống của tác giả nơi thôn quê hoang dã vô cùng vui vẻ, bằng lòng. Tác giả cảm thấy cuộc sống vô cùng thoải mái, không hề có một chút vướng bận, đồng thời ta cũng cảm thấy một chút ngông của tác giả qua hai câu thơ. Tác giả sử dụng những số từ như “một… một… một…” đằng trước những danh từ như “mai, cuốc, cần” câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của tác giả trước cuộc sống điền viên, trước công việc của nhà nông.

 Hai câu thơ sau được nối tiếp với những món ăn dân dã theo mùa, những hoạt động thể hiện lối sống nhàn, hòa mình với cuộc sống bình dị:

      “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

       Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Măng trúc, giá là những thức ăn bình dị của đồng quê, không chút cầu kỳ, hoa mĩ. Hai câu thơ cũng cho ta thấy sự hòa hợp của tác giả với thiên nhiên, cây cỏ. Những sinh hoạt trong đời sống thường nhật cũng thể hiện trong lối sống thanh nhã, dường như tác giả hòa mình cùng thiên nhiên “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao’. Qua hai câu thơ, ta không thể tìm thấy ở tác giả một vị quan lớn từ chức về quê sống cuộc đời ẩn dật mà chỉ thấy ở đây một lão nông đang vui thú với cuộc sống điền viên nơi quê nhà. Tuy cuộc sống có phần thanh đạm nhưng thanh cao, giản dị nhưng tự do, tự tại. Chính vì thế mà quan điểm về “dại” và “khôn” của tác giả cũng thật sự khác người.

Xem thêm:  Bình luận ý thơ sau đây của Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

         Người khôn, người đến chốn lao xao.

Quan điểm của tác giả giữa “dại” và “khôn”: Nhà thơ tự cho mình là một người “dại” khi từ bỏ những vật chất và phú quý vinh hoa nơi quan trường để về sống tĩnh tại nơi thôn quê, chấp nhận mọi điều tiếng để “tìm nơi vắng vẻ”, nơi mà tác giả cảm thấy tĩnh tại, vui vẻ, không còn vướng bận những bon chen và ganh đua nhường những người “khôn” tới “những trốn lao xao”. Tác giả tuy tự nhận mình “dại” song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”.

Hai câu thơ cuối cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ của tác giả khi suy ngẫm về cuộc đời công danh phú quý.

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Ta thấy hình ảnh một người nông dân uống rượu say bên gốc cây suy nghĩ về những cái lợi, công danh sự nghiệp, những quy luật biến đổi của cuộc đời. Để rồi có cái nhìn đầy xem thường với phú quý, vinh hoa, đối với tác giả những vinh hoa đó chỉ là phù du, một giấc chiêm bao không có thực. Từ đó khẳng định lại nhân cách cao đẹp, sự lựa chọn của tác giả giữa phương châm sống và cách ứng xử của riêng mình.

Nguồn Internet

Check Also

hinh anh nu sinh hot girl cap 2 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *