Soạn bài Nghĩa của câu lớp 11

Tiếng Việt luôn là một trong những thứ ngôn ngữ phức tạp, người Việt nam chúng ta luôn có thể tự hào về chính sự phức tạp nhưng đầy đặc sắc và mang những nét rất riêng mà không bất cứ ngôn ngữ nào có thể lẫn vào được. Chính sự phức tạp ấy khiến ngay cả những người bản xứ chúng ta khi tiếp cận và học tập bộ môn Ngữ văn đôi khi cũng thật khó khăn dường nào. Ngay cả một câu đôi khi chúng ta cũng có thể không rõ, không nắm bặt được nghĩa chính của nó như thế nào. Trong chương trình ngữ văn 11 tập 2 lần này ta cùng nhau tìm hiểu nghĩa của câu để từ đó rút ra được kinh nghiệm và có thể áp dụng sao cho đúng đắn nhất vào thực tế. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nghĩa của câu lớp 11

SOẠN BÀI NGHĨA CỦA CÂU LỚP 11.

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Câu 1 trang 6 SGK ngữ văn 11 tập 2:

a) Cả hai câu đều đề cập đến cùng sự việc: Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nhỏ”

Câu  a1 có từ “hình như” thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc

Câu a2 không có từ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao

b) Cả hai câu đều đề cập đến sự việc “người ta cũng bằng lòng”

Xem thêm:  Từ câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) và Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư), anh chị có suy nghĩ gì về nhân cách và vai trò của người lãnh đạo trong cuộc sống hiện nay

Câu b1 thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói với sự việc

Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc

II. Nghĩa của sự việc

Phần này được trình bày trong SGK

III. Luyện tập

Câu 1 trang 9 SGK ngữ văn 11 tập 2:

Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

  • Câu 1: diễn tả 2 sự việc đều là các trạng thái (ao thu lạnh lẽo – nước trong veo)
  • Câu 2: diễn tả một sự việc – đặc điểm (chiếc thuyền – bé)
  • Câu 3: một sự việc – quá trình (sóng – gợn)
  • Câu 4: một sự việc – quá trình (lá – đưa vèo)
  • Câu 5: gồm 2 sự việc – một quá trình (tầng mây – lơ lửng) và một đặc điểm (trời – xanh ngắt)
  • Câu 6: gồm hai sự việc – một quá trình (ngõ trúc – quanh co) và một đặc điểm (khách – vắng teo)
  • Câu 7: hai sự việc – đều là các tư thế (tựa gối, ôm cần)
  • Câu 8: một sự việc – hành động (cá – đớp)

Câu 2 trang 9 SGK ngữ văn 11 tập 2:

a)

Nghĩa của sự việc: nói về xuân

Nghĩa tình thái: sự công nhận sự danh giá là có thực, nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó, còn ở phương diện khác đều là đáng sợ

b)

Nghĩa của sự việc: quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại

Xem thêm:  [Văn mẫu tuyển chọn] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Nghĩa tình thái: thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề

c) Câu này có hai sự việc và hai tình thái:

Sự việc 1: họ cũng phân vân như mình => thái độ phỏng đoán, chưa chắc chắn (từ “dễ” = “có lẽ”)

Sự việc 2: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không => nhấn mạnh bằng ba từ tình thái (“đến ngay chính mình”)

Câu 3 trang 9 SGK ngữ văn 11 tập 2:

Nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hắn.

Nguồn Internet

Check Also

photo 0 1510200251964 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *