Không phải đến lớp 10, chúng ta mới được tiếp cận và làm quen với bài văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Những kiến thức được học từ cấp 2 về văn thuyết minh sẽ là cơ sở và nền tảng vững chắc để chúng ta tiếp tục củng cố và nâng cao những kĩ năng đó. Trong chương trình ngữ văn 10, để ôn tập về văn thuyết minh, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Qua bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, chúng ta sẽ củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý, từ đó vận dụng để luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh lớp 10
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH LỚP 10
I- Đoạn văn thuyết minh
Câu 1 trang 62 SGK văn 10 tập 2:
a. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, biểu đạt một ý hoàn chỉnh
b. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu:
- Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó
- Diễn đạt chính xác, trong sáng
Câu 2 trang 62 SGK văn 10 tập 2:
So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
Giống nhau: đảm bảo cấu trúc một đoạn văn
Khác nhau:
- Đoạn văn tự sự giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Đoạn văn thuyết minh thiên về cung cấp tri thức nên ít có yếu tố miêu tả và biểu cảm
=> Có sự khác nhau đó là do chúng có mục đích biểu đạt khác nhau: tự sự là kể chuyện, thuyết minh là giới thiệu và trình bày
Câu 3 trang 62 SGK văn 10 tập 2:
Đoạn văn thuyết minh gồm có 3 phần:
- Mở đoạn
- Thân đoạn
- Kết đoạn
Nhưng cũng có thể chỉ có phần mở đoạn và thân đoạn hoặc thân đoạn và kết đoạn
Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh để tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn
II- Viết đoạn văn thuyết minh
Đề bài: Thuyết minh bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Tiểu sử tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bố cục
- Thể loại
- Chủ đề
2. Giới thiệu nội dung tác phẩm
- Ý nghĩa nhan đề
- Vai trò của hiền tài đối với đất nước
- Tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau
- Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
3. Giới thiệu nghệ thuật
Lối kết cấu chặt chẽ, nhấn mạnh vai trò của hiền tài
Lập luận đối lập
III- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tác phẩm đó
Nguồn Internet