Khi đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, ta thường bộc lộ những tình cảm, cảm xúc đối với các nhân vật trong truyện. Cũng như vậy, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, ta cũng có những tình cảm, cảm xúc được bộc lộ bằng cách trình bày nói hoặc viết. Để có thể phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, trướ hết, chúng ta cần nắm vững kiến thức tác phẩm đó, về nội dung cũng như nghệ thuật. Việc chuẩn bị ở nhà bằng cách lập dàn ý cũng giúp chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc luyện nói trên lớp. Qua bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, chúng ta sẽ củng cố kiên thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, biết cách bộc lộ tình cảm trước một tác phẩm cụ thể. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học
SOẠN BÀI LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I- Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong bài thơ của Chủ tích Hồ Chí Minh: Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng
MB:
- Giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng, tác giả, tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
TB:
- Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng sáng sủa, trong trẻo, đầy sức sống: không gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân, nổi bật trên là vầng trăng tròn đầy tỏa ánh sáng xuống khắp trời đất
- Hình ảnh người chiến sĩ yêu nước, yêu cách mạng: giao hòa với thiên nhiên, có tâm hồn lãng mạn của người thi sĩ, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, biện pháp điệp ngữ, vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại
KB: Nêu cảm nghĩ của em:
- Chất thép và chất thơ luôn hòa quyện trong văn chương của Bác
- Bác vừa là người chiến sĩ ung dung tự tại, vừa là thi sĩ có tâm hồn lãng mạn
II- Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học
Nguồn Internet