Trong thời kì mà đất nước ta còn chìm trong khói lửa và bom đạn, khắp nơi đều là tổn thất và thương đau thì ở đâu đó vẫn có những tấm gương anh dũng quả cảm, vẫn có các cô các cậu thanh niên lặng lẽ cống hiến, bền bỉ đấu tranh sánh vai cũng kháng chiến mà không quả hy sinh. Có lẽ những người như thế chằng cần ghi công, cũng không cần được tung hô, họ cứ bình thản như thế, vẻ đẹp trầm lặng của họ cũng dần đi vào những trang văn trang thơ cũng các nhà văn. Đặc biệt, khi chúng ta đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long, chúng ta sẽ hiểu về lớp thanh niên thời ấy, sống không có nhiều góc cạnh nhưng lại rất đỗi thánh thiện và chân tình. Trong chương trình lớp 9, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu sâu về tác phẩm Lặng lẽ Sapa, dưới đây là hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long lớp 9 hay nhất do Tapchivanhoc.com biên soạn
SOẠN BÀI LẶNG LẼ SAPA LỚP 9 HAY NHẤT
I.Tìm hiểu chung:
1,Tác giả
Nguyễn Thành Long (1925-1991)
2.Tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa
Thể loại: Truyện ngắn
Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “cô độc nhất thế gian”: Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe
- Phần 2: tiếp đến “có vật gì như thế”: cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác họa sĩ và cô kỹ sư
- Phần 3: Đoạn còn lại: Cuộc chia tay giữa anh thanh niên cô kỹ sư và ông họa sĩ
II Đọc hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa
Câu 1 trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1
Đọc truyện ngắn, ta thấy:
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ của ông họa sĩ già, anh thanh niên, bác lái xe và cô kỹ sư trẻ
- Tình huống: Một tình huống, nhẹ nhàng đơn giản
- Bức tranh: Chân dung anh thanh niên hiện lên qua những suy tư của nhân vật khác: ông họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư
Câu 2 trang 189 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Hình ảnh anh thanh niên:
- Một người nhiệt huyết, say mê trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. Anh sống một mình trên đỉnh núi cao suốt mấy năm dòng, bác lái xe nói rằng anh là “người cô độc nhất thế gian”. Vả lại công việc của anh đòi hỏi sự cẩn trọng tỉ mỉ và nghiêm túc
- Một người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Từ căn phòng anh ở đến bàn làm việc đều được sắp đặt gọn gàng
- Một người có tâm hồn đẹp đẽ. anh thích trồng hoa sau vườn, thích đọc sách mỗi ngày
- Một người cởi mở, chan hòa và chu đáo với mọi người xung quanh: Anh tặng hoa cho cô kỹ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ già, tặng tam thất cho bác lái xe. Anh ngồi nói chuyện rất cởi mở, chân thành về nghề của mình, về ước mơ và khát vọng của mình.
- Một người khiêm tốn giản dị: Anh nói ít về bản thân, chỉ nói về nghề nghiệp, từ chối ông họa sĩ khi ông có ý định vẻ mình bởi anh cho rằng còn có rất nhiều người đẹp hơn anh, chân thành hơn anh
Câu 3 trang 189 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Nhân vật ông họa sĩ
- Một người nghệ sĩ phong phú kinh nghiệm và có sự tinh tế
- Say mê với nghề của mình, ông đi thực tế để tìm những cảm hứng sáng tạo
- Có trực giác rất nhạy bén khi chỉ tình cơ gặp anh thanh niên, ông đã cảm nhận được vẻ đẹp tiềm tàng trong con người của anh.. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông về anh thanh niên và nhiều điều khác ở Sapa đã làm cho chân dung nhân vật anh thanh niên trở nên đẹp đẽ, góp phần gợi nhiều chiều sâu tâm tưởng
Câu 4 trang 189 sgk ngữ văn lớp 9
Chất trữ tình trong Lặng Lẽ Sa Pa
- Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, vùng đất có vẻ yên bình nhưng lại ẩn chứa những vẻ đẹp khác lạ. Đó là những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng,…
- Chất trữ tình thể hiện ở con người ở Sa Pa: Anh thanh niên có những suy nghĩ, cách sống và hành động đẹp. Cô kỹ sư cỏ một tâm hồn tình cảm đẹp đẽ và lớn lao. Ông họa sĩ mang trong mình khát vọng sáng tạo, hy sinh vì nghệ thuật
- Tất cả những gì ở Sa Pa được Nguyễn Thành Long khắc họa đã tạo nên một chất trữ tình lãng mạn cho tác phẩm
Câu 5 trang 189 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Chủ đề truyện: Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn trữ tình ca ngợi những con người đã thầm lặn cống hiến hết mình cho tổ quốc, dù họ không ra mặt trận nhưng họ chính là hậu phương vững chắc.
II Luyện tập bài Lặng lẽ Sa Pa ( học sinh tự làm)
Nguồn Internet