Thơ lục bát là một thể thơ vô cùng quen thuộc của dân tộc mà ta bắt gặp ngay trong những câu hát trữ tình của nhân dân, đó là ca dao, dân ca dân gian. Thể lục bát là thể thơ gồm có mỗi cặp câu là một câu lục (6 sáu chữ) và một câu bát (tám chữ) mang âm điệu du dương, phù hợp diễn tả những tình cảm sâu lắng, nhẹ nhàng. Có bao giờ bạn thử làm một bài thơ lục bát? Có lẽ các bạn đã không còn xa lạ với việc tập làm thơ khi ở chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta đã tập làm thwo bốn chữ và năm chữ và ở lớp 7, chúng ta sẽ tập làm một thể thơ khó hơn, đó là thơ lục bát. Sau đây là bài soạn Làm thơ lục bát lớp 7 nhằm giúp các bạn dễ dàng hơn khi chuẩn bị tiếp cận bài này. Làm thơ lục bát không khó, chỉ cần có chút chú ý sẽ nhất định thành công.
Soạn bài Làm thơ lục bát lớp 7
I. Hướng dẫn soạn bài làm thơ lục bát lớp 7
Câu hỏi trang 155 SGK văn 7 tập 1
a) Một cặp thơ lục bát bao gồm một câu lục (6 chữ) và một câu bát (8 chữ). Vì một cặp câu bao gồm hai câu lục và bát, câu lục trước, câu bát sau nên gọi là lục bát.
b) Điền vào sơ đồ:
- B- B- B- T- B- B(V)
- T- B- B- T- T- B(V)- B- B(V)
- T- B- B- T- B- B(V)
- T- B- T- T- B- B- B- B
c) Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát.
Nếu tiếng thứ 6 của câu 8 là thành huyền thì tiếng thứ 8 của câu 8 sẽ là thanh ngang hoặc ngược lại.
d) Luật thơ lục bát:
Số câu: tối thiểu là 2, 1 câu lục (6 tiếng), 1 câu bát (8 tiếng)
Các tiếng chẵn: 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật:
- Câu lục: B – T – B
- Câu bát: B – T – B – B
Các tiếng lẻ: 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.
Vần:
- Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.
- Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
Nhịp:
- Câu lục: nhịp 2/2/2; 2/4; 3/3
- Câu bát: 2/2/2/2; 4/4; 3/5; 2/6.
II. Luyện tập bài làm thơ lục bát
Câu 1 trang 157 SGK văn 7 tập 1
Điền từ nối tiếp cho thành bài:
Câu thơ 1: ở nhà
- Về nghĩa: Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong
- Về vần: từ “nhà” vần với từ “xa” ở câu trên.
Câu thơ 2: ghi tên hàng đầu
- Về vần: từ “tên” vần từ “bền” ở trên
- Về nghĩa: Mỗi năm mỗi lớp, ghi tên hàng đầu
Câu 2 trang 157 SGK văn 7 tập 1
Câu lục bát thứ nhất sai ở: tiếng thứ 6 của câu 8 (bòng) không vần với tiếng thứ 6 của câu 6.
Sửa lại:
- Vườn em cây quý đủ loài
- Có cam, có quýt, có xoài, có na
Cặp thơ lục bát thứ hai sai ở: tiếng thứ 6 của câu 8 (lên) không vần với tiếng thứ 6 của câu 6.
Sửa lại:
- Thiếu nhi là tuổi học hành
- Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan.
Nguồn Internet