Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến | Văn mẫu

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn

– Sinh năm 1835 tại quê ngoại ở Hà Nam (nay thuộc Nam Định), mất ngày 5 tháng 2 năm 1909.

– Ông còn được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.

– Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, sau đó vì bất lực trước thời cuộc nên ông xin cáo quan về quê ở ẩn.

– Các tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập…

2. Tác phẩm:

a. Giới thiệu về Dương Khuê:

– Dương Khuê (1839 – 1902) là người ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ.

– Ông là người đậu cử nhân cùng với Nguyễn Khuyến. Hai người là bạn thân nhưng sau đó Nguyễn Khuyến từ quan về quê ở ẩn, còn Dương Khuê tiếp tục ở lại làm quan.

– Ông là người thanh liêm, chính trực, còn là một nhà thơ lớn thế kỉ XIX.

b. Xuất xứ:

– Tác phẩm được viết để khóc bạn khi bạn mất.

– Bài thơ được viết bằng chữ Hán, ban đầu có tên là “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng Thư”.

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

– Phần 2 (19 câu tiếp): Những kỉ niệm của nhà thơ với Dương Khuê.

– Phần 3 (Còn lại): Nỗi đau khi mất bạn và tâm sự của tác giả.

Câu 2: Tình bạn thắm thiết của tác giả với bạn của mình:

– Nỗi đau của tác giả khi hay tin bạn qua đời:

+ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, tiếng kêu xót thương, sự bàng hoàng, ngỡ ngàng và nuối tiếc.

+ Đó là sự mất mát không có gì có thể bù đắp được.

+ Sự mất mát như dàn trải cả đất trời trong câu thơ thứ hai.

– Những kỷ niệm trong quá khứ của tác giả với bạn mình:

+ Hai người cùng thi đỗ, cùng làm quan

+ Cùng trải qua và vui những thú vui tao nhã ở nơi dặm khách, nơi gác hẹp, trong lời ca, tiếng đàn…

+ Là những người tri âm, tri kỷ với nhau.

+ Thậm chí khi về già vẫn còn viếng thăm nhau.

– Nỗi trống trải khi bạn qua đời:

+ Cảm thấy cuộc sống chẳng còn ý vị gì.

+ Nỗi đau được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc: đột ngột – ngậm ngùi – luyến tiếc – lắng đọng – đậm sâu

+ Nỗi đau tuy không hóa thành nước mắt nhưng lại được tích lũy, dồn nén sâu trong lòng.

Câu 3: Nghệ thuật tu từ của bài thơ:

– Cách nói giảm, nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi” để nói đến sự ra đi của người bạn mình.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

– Biện pháp nhân hóa

– Sử dụng biện pháp so sánh: “tuổi già giọt lệ như sương”…

– Lối liệt kê để tái hiện những kỉ niệm của tác giả với bạn mình.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

– Tình cảm thắm thiết của nhà thơ với người bạn tri kỷ của mình.

– Đây là một tình bạn đẹp, rất chân thành và cao quý.

2. Nghệ thuật:

– Sử dụng những hư từ

– Ngôn ngữ thơ trong sáng.

– Sử dụng điển cố, điển tích và hình ảnh thơ chân thực, giản dị.

– Nói giảm nói tránh.

– Các biện pháp tu từ khác: so sánh, nhân hóa…

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài Thương vợ của Trần Tế Xương

  • Soạn bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

  • Soạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 14 310x165 - Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 8 mới nhất

Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 8 mới nhất

Bài viết này xin gửi đến toàn thể các bạn học sinh yêu thích môn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *