Văn học dân gian Việt Nam có một vị trí vô cùng quan trọng không chỉ trong nền văn học nước nhà mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Đó là kết quả của một quá trình sáng tạo tập thể, nó được hoàn thiện và lưu truyền không ngừng từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì thế, văn học dân gian có một chỗ đứng và vị trí đặc biệt trong đời sống cộng đồng. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1 để thấy rõ hơn điều đó.
SOẠN BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM NGỮ VĂN 10 TẬP 1
I. Hướng dẫn soạn bài
1. Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
- Văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác) hoặc theo thời gian (sự lưu truyền tác phẩm qua các đời và các thời đại). Quá trình truyền miệng chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian.
- Văn học dân gian có tính tập thể: Nó được thể hiện ở việc mỗi cá nhân đều tham gia vào quá trình sáng tác có thể ở cùng thời điểm hoặc ở những thời điểm khác nhau. Ban đầu, có thể do một người khởi xướng, tác phẩm được hình thành sau đó được các cá nhân, tập thể ở những địa phương (thời đại khác) khác tiếp cận tham gia sửa chữa, bổ sung làm tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú và hoàn thiện hơn. Và vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung.
- Văn học dân gian có tính thực hành: Tình thực hành của văn học dân gian được thể hiện qua hình thức sinh hoạt cộng đồng như lao động tập thể, vui chơi ca hát, hội hè,… Thông qua những hoạt động mang tính tập thể này mà văn học dân gian được đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò: hò chèo thuyền, hò đánh cá,…).. Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
2. Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Văn học dân gian có những thể loại như sau:
Thể loại |
Định nghĩa |
Ví dụ |
Thần thoại |
Là những tác phẩm kể về các vị thần nhằm giải thích tự nhiên. Phản ánh nhận thức, quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và quá trình sáng tạo văn hóa của con người. Thần thoại là loại truyện ra đời sớm nhất. |
Thần Trụ Trời, Thần Mặt trăng và thần Mặt Trời |
Sử thi |
Còn gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, bài ca ca ngợi các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định. |
Đăm Săn (dân tộc Ê-đê) |
Truyền thuyết |
Là tác phẩm kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với người có công với dân tộc, cộng đồng dân cư. |
Thánh Gióng, Bà chúa bầu… |
Truyện cổ tích |
Là tác mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về những số phận con người bình dân trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân. |
Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt |
Truyện ngụ ngôn |
Là tác phẩm ngắn, kết câu chặt chẽ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan về cuộc sống con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh, bài học kinh nghiệm. |
Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng |
Truyện cười |
Là tác phẩm ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười giúp giải trí và phê phán. |
Lợn cưới áo mới |
Tục ngữ |
Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, nhịp điệu, đúc kết những kinh nghiệm sống. |
Tấc đất, tấc vàng. Kiến tha lâu cũng đầy tổ |
Câu đố |
Bài văn hoặc câu nói có vần, mô tả sự vật bằng ẩn dụ những hình ảnh, hiện tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy. |
|
Ca dao |
Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm của con người. |
Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. |
Vè |
Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự qua lối kể mộc mạc. |
Bà còng đi chợ trời mưa. |
Truyện thơ |
Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ảnh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc và sự công bằng. |
|
Chèo |
Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán thói hư tật xấu của xã hội. |
“Nữ tướng Thục Nương”, “Bà chúa thượng ngàn” |
3. Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian:
- Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Những giá trị mà nó đem lại chứa đựng cả những tri thức tự nhiên và xã hội và cả những giá trị về nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người: Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Không những thế, văn học dân gian còn hướng con người đến với tình yêu thương đồng loại, tình thần đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột để giải phóng con người khỏi những bất công, áp bức.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Đó là nơi lưu trữ, bảo tồn và phát triển những giá trị nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc, là nguồn nuôi dưỡng và là cơ sở của văn học viết.
Nguồn Internet