Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Tiếng Việt không chỉ là tiếng nói chung của một cộng đồng người mà còn là những gì tinh túy nhất đã được ông cha ta tích lũy lại để truyền lại cho con cháu mai sau. Nó là linh hồn của dân tộc, phản ánh một thời kì lịch sử với nhiều biến cố, thăng trầm. Vì thế, mà trong bài thơ “Tiếng Việt”, Lưu Quang Vũ đã viết: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. Tiếng Việt đi cùng ta suốt nghìn đời lửa cháy, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn cả mai sau. Để có ý thức hơn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
SOẠN BÀI GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Câu 1 trang 33 SGK văn 12 tập 1:
Tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của các nhân vật trong “Truyện Kiều”:
Từ ngữ của Hoài Thanh:
- Chàng Kim: rất mực chung tình
- Thúy Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: anh chàng sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng
- Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc
b. Từ của Nguyễn Du:
- Tú Bà: nhờn nhợt màu da
- Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: (miệng thề) xoen xoét
=> Những từ ngữ đều lột tả đúng thần thái và tính cách của các nhân vật
Câu 2 trang 34 SGK văn 12 tập 1:
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
Câu 3 trang 34 SGK văn 12 tập 1:
- Có sự lạm dụng từ nước ngoài: tiếng Anh
- Các từ lạm dụng là: fan, file, hacker.
- Thay thế lần lượt: người hâm mộ, tập tin, tin tặc
Nguồn Internet