Văn học là một vùng đất phong phú và màu mỡ để các nhà văn, nhà thơ tha hồ phóng bút sáng tạo và ghi dấu ấn của mình ở các thể loại khác nhau. Trong đó nghị luận là thể loại văn gần gũi và được sử sụng nhiều để phản ánh các hiện tượng đời sống cũng như trong văn chương. Nhưng để người khác hiểu thông suốt những vấn đề ta đề cập và lí giải cắt nghĩa, ngoài các yếu tố như: dẫn chứng, luận điểm luận cứ thì diễn đạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi tạo dựng một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Trong chương trình ngữ văn lớp 12 các bạn sẽ được học về diễn đạt trong văn nghị luận thông qua bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) lớp 12 hay nhất do Tapchivanhoc.com dày công biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé.
SOẠN BÀI DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (TIẾP THEO) LỚP 12 HAY NHẤT
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
Câu 1 trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
a. Giọng điệu trong lời văn của hai đoạn trích có điểm giống nhau là: Dồn dập, nồng nhiệt, có sức biểu cảm lớn
Nét đặc trưng, riêng biệt:
Đoạn văn 1:
Giọng văn đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn trong việc luận tội kẻ thù nhưng cũng có sự đau xót, thương tiếc khi nhắc đến tội ác của kẻ thù đã gây ra trên mảnh đất quê hương mà nhân dân ta đã phải gánh chịu
Đoạn văn 2
Giọng điệu trầm lắng, thiết tha
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu trong lời văn của hai đoạn trích trên là:
- Kiểu câu
- Cách diễn đạt
- Các biện pháp tu từ
Đoạn văn 1:
Viết về tội ác của thực dân Pháp:
- “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân…”
- “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.
Đoạn văn 2:
Viết về thơ Hàn Mặc Tử:
“Những lời thơ, ý thơ của Hàn Mặc Tử, những bài thơ mà anh thích gọi là “thơ điên, thơ loạn”, thực ra không điên loạn chút nào! Những bài thơ đọc nghe như là “kinh dị” thực ra không kinh dị chút nào”.
c,
Đoạn văn 1:
- Sử dụng phép lặp cú pháp với cấu trúc “Chúng…”
- Sử dụng hình ảnh tu từ “tắm các cuộc khởi nghĩa”.
Đoạn văn 2:
- Sử dụng phép lặp cấu trúc câu “… thực ra…”
- Sử dụng các kiểu câu lập luận“…thực ra..”
- Sử dụng kết hợp các kiểu câu.
Câu 2 trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
a.
Đoạn trích 1
- Giọng văn thể hiện sự hào hùng, thúc giục, tràn đầy nhiệt huyết
- Tác giả sử dụng câu khẳng định, dứt khoát, kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài đan xen
Đoạn văn 2:
- Sử dụng giọng điệu uyển chuyển, thể hiện sự da diết
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc cao, liệt kê
b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu:
Đoạn văn 1:
- Cách lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “nhưng” chỉ sự đối lập tương phản
- Câu đặc biệt “Không”, thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu môth giọng điệu nhanh mạnh và dồn dập
Đoạn văn 2:
Sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ, phép ẩn dụ, giọng văn uyển chuyển, tha thiết linh hoạt
Câu 3 trang 157 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
- Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận:
- Giọng điệu chủ yếu trong lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.
- Các phần trong bài văn có thay đổi giọng điệu sao cho phù hợp.
IV Luyện tập diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Câu 1 trang 157 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Đoạn văn 1: Nhận xét:
- Từ ngữ tinh tế
- Phép ẩn dụ
- Câu có từ ngữ lập luận “Sự thật là… chứ không phải là…”
- Giọng điệu hùng hồn, đanh thép,rành mạch có khả năng thuyết phục người đọc người nghe rất lớn.
Đoạn văn 2: Nhận xét:
- Từ ngữ có tính biểu cảm
- Giọng điệu tha thiết, đồng cảm với nhà thơ Tú Xương
Đoạn văn 3: Nhận xét
- Câu ghép và phép tu từ lặp cú pháp Giọng điệu nhịp nhàng, cân xứng
- Các cặp từ trái nghĩa “yếu đuối – hùng mạnh, tủi nhục – vinh quang”…
Câu 2 trang 158 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.
Một số gợi ý triển khai:
Lựa chọn nghề nghiệp (hướng nghiệp) là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người khi trưởng thành
Khẳng định tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội:
- Để tồn tại chúng ta cần có việc làm ổn định để phục vụ nhu cầu chính của bản thân mình
- Có nghề nghiệp, sẽ có một địa vị nhất định và được xã hội tôn trọng
- Chọn được công việc, nghề nghiệp tốt thì sẽ có mục đích sống lành mạnh và tốt đẹp
- Mỗi người có nghề nghiệp sẽ bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội
Nguồn Internet