Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Bài làm

  1. Tìm hiểu chung
  1. Tác giả.
  • Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) sinh ra trong một gia đình viên chức theo đạo Thiên Chúa.
  • Sinh ra ở huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình).
  • Cuộc đời ông vốn có nhiều bi thương mà sống trong bệnh tật.
  • Là một nhà thơ tiêu biểu, có sức ảnh hưởng lớn trong phong trào Thơ mới.
  • Những sáng tác: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Duyên kì ngộ …
  1. Tác phẩm:
  • Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác năm 1938, tin trong tập Thơ điên.
  • Nhiều người cho rằng bài thơ được viết dựa trên mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở Vĩ Dạ.
  • Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm ở bên dòng sông Hương của xứ Huế mộng mơ.

soan bai day thon vi da cua thi si han mac tu - Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

  1. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Nét đẹp của phong cách và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Khắc họa thiên nhiên và con người thôn vĩ.
  • Mở đầu là câu hỏi, là sự trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
  • Cảnh thiên nhiên Thôn Vĩ:
  • Nắng hàng cau, vườn xanh mát…
  • Những hình ảnh rất gần gũi quen thuộc, đẹp đẽ…
  • Nghệ thuận so sánh để diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật, đại từ phiếm chỉ “ai” để gợi lên sự mơ hồ, không rõ ràng trong tâm khảm của người thi sĩ.
Xem thêm:  Nghị luận về Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội

=>Một buổi sớm mai tươi đẹp, thanh khiết và thơ mộng, thiên nhiên thì tràn trề sức sống.

  • Con người thôn Vĩ:
  • Bóng dáng con người không xuất hiện trực tiếp mà chỉ là một bóng dáng “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
  • Khuôn mặt chữ điền vốn là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành.
  • Người thi sĩ không nhìn rõ khuôn mặt ấy mà chỉ nhìn thấy một góc vì bị lá trúc chen ngang.
  • Con người mang vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.
  • Giữa thiên nhiên và con người có sự hài hòa tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ thứ hai:

  • Hình ảnh gió mây:
  • Có sự chia cắt, không được ở bên nhau.
  • Hiện tượng tự nhiên nhưng lại được tác giả gửi gắm tâm trạng của chính mình.
  • Hình ảnh dòng sông thấm đẫm tâm trạng của người thi sĩ đó là tâm trạng buồn, hoa bắp bên bờ thì chỉ lay động một cách nhẹ nhàng.
  • Hình ảnh con thuyền:
  • Con thuyền gắn liền với bến nhưng không phải bến bình thường mà là bến sông trăng.
  • Có ánh trăng khiến dòng sông và con thuyền trở nên lung linh, huyền ảo.
  • Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 2:
  • Biện pháp nhân hóa khiến cho cảnh vật như có tình cảm, biết vui buồn.
  • Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”

      Câu 3: Tâm sự của nhà thơ qua khổ thơ thứ ba:

  • Câu thơ “Mơ khách đường xa, khách đường xa”:
  • Không phải là mong muốn thực mà nó hiển diện ở trạng thái vô thức, một vị khách trong mơ chứ không phải hiện thực.
  • Điệp từ “Khách đường xa” để nhấn mạnh khoảng cách xa rời cũng như tâm trạng cô đơn của tác giả.
  • “Áo em trắng qua nhìn không ra” thể hiện honhf bóng mở ảo, tượng trưng cho sự mong manh, không trọn vẹn có lẽ đó chính là mối tình còn dang dở của tác giả.
  • Trong câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” có sự hoài nghi và không còn tha thiết với cuộc đời.
  • Khổ thơ thể hiện sự cô đơn, trống vắng của một tâm hồn tha thiết được yêu thương, một cuộc đời vốn nhuồm màu bi thương và bất hạnh.
Xem thêm:  Chia sẻ 69 stt vợ chồng bá đạo trên từng hạt gạo hay nhất

      Câu 4: Tứ thơ và bút pháp của bài thơ:

  • Hình ảnh thơ gợi cảm, chan chứa nỗi lòng của tác giả.
  • Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.
  • Tứ thơ mạch lạc, chất chứa cảm xúc, suy tư của tác giả.
  • Sự kết hợp giữa bút pháp tả thực, tượng trưng với lãng mạn và trữ tình.
  1. Tổng kết
  • Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của xứ Huế mộng mơ.
  • Qua đó còn thể hiện tình yêu thiết tha, đằm thắm của thi sĩ với thiên nhiên, con người xứ Huế.

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *