Có một đề tài trở đi trở lại như một lời khấn khứa, đó là tình yêu quê hương đất nước. Và bởi vậy, cho nên cảm hứng ấy luôn xuyên suốt trong các thời kì văn học, luôn trở thành nguồn cảm hứng để khơi dậy những cảm xúc thẩm mĩ và bồi đắp cho con người tình cảm thiêng liêng ấy. Với Nguyễn Khoa Điềm, một hồn thơ với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, qua “Đất Nước” đã giúp cho ta nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng đất nước của nhân dân. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nữa. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham khảo bài soạn này.
SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC LỚP 11(TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG)
I, Tìm hiểu chung bài Đất Nước
1.Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm viết rất hay về đất nước bằng một lối đi của riêng mình, với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng.
2.Tác phẩm
Bài thơ được viết để nhằm thức tỉnh thanh niên vùng tạm chiếm đứng lên cùng nhân dân kháng chiến.
II, Đọc hiểu bài Đất Nước
Câu 1 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1 tr 122
Bố cục:
Phần 1: Cảm xúc về đất nước: từ đầu đến câu 42.
Phần 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân.
Trình tự triển khai mạch cảm xúc: Phần 1 là những cảm xúc của nhà thơ về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, trong chiều rộng không gian địa lí, trong mối quan hệ riêng tư của cá nhân với cộng đồng. Phần 2 là tư tưởng đất nước của nhân dân. Cảm xúc nồng nàn suy tư sâu lắng nhưng nhà thơ đã triển khai bài thơ đầy thuyết phục, với lối văn trữ tình chính luận sâu sắc.
Câu 2 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Trong phần đầu từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời”, tác giả cảm nhận đất nước trên những phương diện:
- Đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử.
- Đất nước trong chiều rộng không gian địa lí
- Đất nước trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Cách tác giả triển khai khác với các nhà thơ viết về đất nước cùng thời: Nhìn đất nước trong một quá trình, trên nhiều góc độ, phương diện, gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi nhưng vẫn bay bổng, mĩ lệ.
Câu 3 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Tư tưởng đất nước của nhân dân đưa đến những phát hiện sâu và mới
Về địa lí:
- Đất nước phong phú, rộng lớn nhưng nói bằng những câu ca dao”con cá ngư ông móng nước biển khơi, con chim phượng hoàng..”
- Nếu các nhà thơ khác dùng những tên gọi địa lí để thấy đất nước là non kì hải tú thì Nguyễn Khoa Điềm chứng tỏ rằng chính nhân dân đã hóa hồn vào núi sông qua những tên gọi địa lí ấy.
Về lịch sử:
- Đất nước có từ những điều giản dị, gần gũi trong đời sống thường ngày.
- Đất nước ở đây trong chiều dài thời gian không được tính bằng khoảng thời gian ước lệ, chung chung mà nói bằng truyền thuyết, cổ tích cổ xưa, bởi vậy không ồn ào, sáo rỗng.
Về văn hóa:
- Tư tưởng đất nước của nhân dân được truyền tải bằng cách: Nhà thơ dùng chính lời ăn tiếng nói của nhân dân, vì thế càng sinh động, hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
- Tư tưởng đất nước của nhân dân nổi bật trong bài thơ này và nhiều bài thơ chống Mĩ bởi, nó là tư tưởng xuyên suốt có từ ngàn xưa “quan nhất thời, dân vạn đại” hay “dân là dân nước, nước là nước dân”. Hơn nữa nhân dân là nguồn gốc, là cội nguồn sức mạnh làm nên thành công của cuộc kháng chiến.
Câu 4 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Các chất liệu dân gian được sử dụng:
Miếng trầu, gừng cay muối mặn, câu ca dao, truyện truyền thuyết..
Tuy nhiên Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt, sáng tạo để tạo nên những hình tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa bình dị vừa bay bổng, mĩ lệ.
Nguồn Internet