Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đầy đủ hay nhất lớp 10

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm và hoàn cảnh sử dụng riêng mà người nói, người viết cần biết để chú ý tránh không sử dụng sai chỗ khiến cho ngôn ngữ trở nên gượng gạo trong một hoàn cảnh giao tiếp không thích hợp. Để hiểu được điều này không phải dễ dàng, có rất nhiều quy tắc cũng nhưu chú ý về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vì vậy, trong chương trình ngữ văn lớp 10 chúng ta sẽ đến với bài học Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để hiểu và vận dụng tốt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sao cho nhuần nhuyễn nhất có thể. Dưới đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đầy đủ hay nhất lớp 10 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài này.

Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 10

I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói

II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết

III. Luyện tập về bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 10

Câu 1 trang 88 SGK văn 10 tập 1

Đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích:

  • Hệ thống các thuật ngữ: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,… => thuật ngữ ngành ngôn ngữ học
  • Dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa.
  • Phần tách dòng để từng ý tách rời được sáng rõ hơn.
Xem thêm:  Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 hay đầy đủ nhất

Câu 2 trang 88 SGK văn 10 tập 1

Đặc điểm của ngôn ngữ nói thể hiện trong đoạn trích:

  • Từ ngữ trong lời nói cá nhân: từ ngữ đời thường (mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít, kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…)
  • Sự miêu tả cử chỉ: đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…
  • Những lời đối thoại được thay phiên nhau.

Câu 3 trang 89 SGK văn 10 tập 1

Phân tích lỗi và chữa lại những câu bên dưới:

a) Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.

  • Từ “đẹp hết ý” là ngôn ngữ nói dùng câu văn này không phù hợp

Sửa:

  • Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

b) Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

  • Cụm từ: “khai vống lên đến mức vô tội vạ” là ngôn ngữ nói, đặt trong câu văn không phù hợp.

Sửa:

  • Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai cao hơn thực tế một cách tùy tiện.

c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.

  • Câu văn sử dụng rất nhiều từ ngữ nói như: “thì như”; “thì cả”; “chúng chẳng chừa ai sất” không phù hợp.
Xem thêm:  Viết đoạn văn bình luận vấn đề: Đứng vững và không nghĩ rằng mình sẽ ngó thỡ sẽ chẳng bao giờ ngỏ (H.Andersen).

Sửa:

  • Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… đều bị chúng khai thác hết.

Nguồn Internet

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *