Ở các bài học trước chúng ta đã được học về ca dao dân ca – văn học truyền miệng truyền thống lâu đời của dân gian. Bài học tiếp theo “Chương trình địa phương(Phần văn và Tập làm văn)” chúng ta sẽ Khắc sâu kiến thức về cao dao, tục ngữ; nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật cơ bản ở những bài tục ngữ, ca dao mà chúng ta đã sưu tầm được. Qua đó rèn kĩ năng sưu tầm cao dao, tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác; Biết sắp xếp tục ngữ, ca dao sưu tầm được theo chủ nhất định và biết tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Hơn thê còn tăng thêm tình cảm gắn bó với quê hương qua các câu ca dao đã tìm. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Chương trình địa phương(Phần văn và Tập làm văn)”
SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG(PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN) LỚP 7
I. Nội dung thực hiện
Sưu tầm 20 câu ca dao nói về địa phương: Nam định
1. Thuyền ngược hay là thuyền xuôi
Thuyền về Nam Định cho tôi ghé nhờ
Em là con gái Phù Long
Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn Dâu
Dù đi buôn đâu bán đâu
Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm.
2. Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu ngô khách, có nghề ươm tơ.
3. Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.
4. Ra giêng đi chợ Lạc Quần
Bán cơi trầu muộn, mua khuôn đúc vàng
Nhà em phú hộ trong làng
Mà duyên sao vẫn bẽ bàng ngày qua.
5. Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
6. Ai về qua bến Đò Quan
Nhắn dùm cô lái đò ngang năm nào
Thuyền cô bên bến cắm sào
Hay là đã đón khách vào phố trong.
7. Hàng Dầu, Hàng Mã, Hàng Nồi,
Hàng Trống, Hàng Thiếc, lên chơi Hàng Thùng
Hàng Cau, Hàng Nón, tưng bừng,
Thành Nam văn vật lẫy lừng là đây
8. Ngọt ngào lên đến Hàng Đường
Say sưa Hàng Rượu, phô trương Hàng Cầm
9. Hàng Cót, Hàng Sắt bao xa
Ai về Bến Ngự rẽ ra Khoái Đồng
10. Cột Cờ lên đó mà trông,
Đò Chè lơ lửng bến sông cắm sào.
Phố khác buôn bán vui sao,
Lợi quyền chểnh mảng nỡ trao tay người.
11. Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm
Khách về khách vẫn hỏi thăm
Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương.
12. Ba năm vua mở khoa thi
Đệ Nhất thì hát, Đệ Nhì thì bơ
Đệ Tam thì đánh cờ người
Phương Bông, Đệ Tứ mùng mười tháng ba.
13. Cao Đài thì đón cối xay
Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn Đồn
Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn,
Làng Xá bắt ốc đi mò đôi chân
Làng Nguộn làm bút, làm cân
Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề…
14. Hương cát mặc áo cổ nâu
Hàng sáo Cát Chử bụi đầu ai kêu
Văn Lãng đội vạt áo dài
Ruộng lương cũng lắm đi hai ba ngày
Nam lạng lắm chiếu, lắm đay
An Quần xe vẹt, xe đay suốt ngày
Lịch Đông thì lắm buôn thay
Xối Đông đóng đất tày tày lắm ghê
Trung Lao đan thúng ngồi lê
Hạ Đồng đan lưới đan te cả ngày
Mấy làng phong tục cũng hay
Xung quang những nước non này từ xưa..
15. Ngày một, ngày bảy chợ Lương,
Hai, sáu Ninh Cường, năm, chín Đông Biên.
Cồn Chàm mươi, bốn là phiên,
Ba, tám chợ Đền, thêm chợ xã Trung.
Hôm Đình buổi sáng họp đông,
Nửa ngày Phe Sáu, bên sông chợ Cầu.
Giáp Phương Để sớm chợ Dâu,
Lẻ cgợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường.
Nhắn ai là khách thông thương,
Quần Anh lắm chợ ta buôn nhiều hàng.
16. Xanh mắt là chị hàng na
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường..
17. Nam Chân thất Cổ, Giao Thuỷ lục Hoành
18. Nam Chân thất Cổ, Hải Hậu cửu An
19. Đông Cồn Quay, cồn Bẹ,
Tây núi Lẹ, Thần Phù
20. Muối Xuân An, cam xã Thượng
Giầy Gôi, xôi Báng, rượu Hàu.
Nguồn Internet