Soạn bài: Chị em Thúy Kiều

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

– Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều;

– Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân;

– Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

2. Với Thuý Vân tác giả đã hình ảnh ước lệ (trăng, cười, ngọc, mây, tuyết), để miêu tả nhan sắc và đức hạnh của nàng trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Dưới ngòi bút của tác giả, Thuý Vân hiện lên với vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đầy đặn, nở nang… về nhan sắc; đoan trang, trung thực, phúc hậu… về tính cách. Hình ảnh chân dung, tính cách còn có tác dụng gợi tả số phận: cuộc đời bình lặng, yên ổn.

3. Thúy Vân đã đẹp thế, Thúy Kiều càng nổi bật hơn, vẻ đẹp ấy được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Nguyễn Du đã không miêu tả vẻ đẹp của Kiều kĩ như Thúy Vân, nhưng vẫn làm người đọc nhận thấy vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ”; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Xem thêm:  Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba (Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ) có nói: “Không... cần biết!”. Lởi thoại đó của nhân vật mang ý nghĩa gì?

4. Kiều không chỉ đẹp mà còn hội tụ đầy đủ mọi tài năng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến: cầm – kì – thi – hoạ, đặc biệt là tài đánh đàn (Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương) và gợi tả về tính cách đa sầu, đa cảm của Kiều qua khúc nhạc nàng tự sáng tác – một thiên “bạc mệnh”. Qua cách miêu tả của tác giả, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều gợi ra những dự cảm về số phận nghiệt ngã, éo le.

5. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu xoay quanh miêu tả tài năng nghệ thuật của Kiều. Vẻ đẹp của Thuý Vân được tác giả chú ý về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Tác giả đã tả Thuý Vân trước như để tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bằng ngòi bút tài hoa của mình Nguyễn Du đã giúp bạn đọc hình dung được những chuẩn mực về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, đó cũng có thể coi là chuẩn mực của cái đẹp trong của văn học trung đại.

Tác giả vừa miêu tả vẻ đẹp, vừa cho người đọc thấy được số phận đã được dự báo của từng người, điều này cho thấy khả năng miêu tả nhân vật khá sắc sảo của ông.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Liên kết trong văn bản – Chương trình Ngữ văn lớp 7

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

c879b28906e31e1d66d06429d0158f1c 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *