Trong đời sống cũng như trong văn chương, nghị luận là một hình thức quen thuộc và phổ biến trong mọi hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Nhưng nghị luận trong văn chương lại sử dụng bằng ngôn ngữ viết, dùng trên văn bản nên có tính mạch lạc và đòi hỏi sự trình bày kĩ hơn bằng các thao tác nghị luận cơ bản. Thường các thao tác nghị luận là quá trình khai triển lí lẽ bằng tư duy nhằm mục đích lí giải và cắt nghĩa những vấn đề cần bàn luận. Chính vì vậy, để hoàn chỉnh một bài văn nghị luận thì các thao tác lập luận là điều quan trọng và cần thiết nhất. Cụ thể chương trình ngữ văn lớp 10 sẽ giúp các bạn học sinh tìm hiểu và học sâu hơn về các thao tác nghị luận. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Các thao tác nghị luận lớp 10 hay nhất do Tapchivanhoc.com biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé.
SOẠN BÀI CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN LỚP 10 HAY NHẤT
I.Khái niệm
Câu 1 trang 131 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2
- Ví dụ thực tế con người hay đề cập đến thao tác như: thao tác sửa chữa, thao tác vận hành, thao tác sử dụng,..
- Thao tác được dùng với nghĩa thực hiện một hành đọng theo trình tự và yêu cầu một kĩ năng và chuẩn mực nhất định
Câu 2 trang 131 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2
- Giống nhau: Thao tác nghị luận cũng là một thao tác tạo lập văn bản, nên cũng có những quy tác nhất định về quá trình và phương pháp
- Khác biệt: Thao tác nghị luận các bước làm đều cần sự tư duy và nhằm mục đích nghị luận, thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình
II Một số thao tác nghị luận
1, Các thao tác lập luận:
a, Các thao tác
- Tổng hợp
- Phân tích
- Quy nạp
- Diễn dịch
b, Nhận xét
- Trong đoạn tác giả sử dụng thao tác phân tích chứ không phải diễn dịch bởi vấn đề được tác giả chia làm 4 phần hướng đến vấn đề chung
- Các thao tác lập luận sử dụng giúp cho sự việc được nhìn nhận một cách đa chiều
- Trong đoạn trích “hiền tài là nguyên khí quốc gia” tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác phân tích và diễn dịch để hai mặt của vấn đề hiền tài và đất nước được xem xét kĩ luwongx và thuyết phục người đọc người nghe
2. Thao tác so sánh
a, Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng thao tác so sánh để có thể nhìn ra sự khác nhau và giống nhau của tinh thần yêu nước
b, Trong đoạn văn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác biệt giữa vua Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành qua việc “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài”
c, Vẫn còn nhiều nghi ngờ và thắc mắc xoay quanh thao tác lập luận so sánh nhưng điều đó đúng vì so sánh không thể đảm bảo được sự tương đồng hoặc tương phản hoàn toàn nó chỉ có thể mở rộng và làm sâu vấn đề hơn.
Để sử dụng thao tác lập luận so sánh ta cần chú ý
- Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan đến nhau về một phương diện nào đó
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí nhất định hướng đến vấn đề
- Những kết luận được đúc rút từ sự so sánh phải có ý nghĩa nhất định hướng đến làm sáng tỏ và sâu sắc vấn đề đặt ra
III Luyện tập các thao tác nghị luận
Câu 1 trang 134 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2
Tác giả muốn chứng minh “thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”
- Để chứng minh vấn đề này tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và quy nạp
- Tác giả chia vấn đề thành các luận điểm nhỏ để chứng minh thấu đáo và cặn kẽ hơn
- Câu kết của đoạn có tính quy nạp, nâng tầm giá trị của văn nghệ lên một tầng cao hơn
Câu 2 trang 134 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2
(học sinh tham khảo tự làm)
Nguồn Internet