Trần Nhân Tông là một vị vua tài hoa của nhà Trần, ông không chỉ giỏi việc cầm quân mà còn tài hoa, lịch lãm. Ông không ngại gian khổ, vất vả khi trực tiếp tham gia chiến đấu, chỉ huy quân sĩ đánh tan quân Mông Nguyên. Cái tài của ông còn được thể hiện trong những vẫn thơ bất hủ. Hôm nay, chúng ta cùng được tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của ông: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”. Qua bài thơ ta cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương của tác giả, sự hòa hợp gắn bó giữa con người và cảnh vật.
SOẠN BÀI BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA LỚP 7 TẬP 1
I. Tìm hiểu chung về bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Tác giả
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, ông là một nhà vua yêu nước, một anh hùng dân tộc có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của nhà Trần.
2. Tác phẩm
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bài thơ được sảng tác trong dịp tác giả về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường.
II. Hướng dẫn soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Về thơ thở, bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt
Một số đặc điểm của bài thơ
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Số câu: 4 câu
- Mỗi câu có 7 chữ
- Hiệp vần: 1 -2 -4
2. Câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Cụm từ nủa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có ý nghĩa:
- Trong khung cảnh hoàng hôn, trời đã về chiều, phong cảnh trở nên mờ ảo, vừa có nét thực vừa có nét ảo. Trong khung cảnh đó, ta có thể cảm nhận được tiếng sáo diều của trẻ chăn trâu, xa xa những cánh cò trắng lúc gần lúc xa ẩn hiện trong làn khói. Cảnh vật trở nên êm đềm, tĩnh lặng, dường như có dường như không.
3. Câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc hoàng hôn.
- Cảnh vật được tác giả nhìn từ phủ Thiên Trường trông ra. Ngày sắp tàn, con người và cảnh vật bước vào khoảng thời gian cuối cùng của một ngày. Ánh sáng trở nên mờ ảo, mờ mờ như khói phủ. Trong không gian và ánh sáng lúc mờ lúc tỏ đó, ta cảm nhận được xa xa tiếng sáo diều của đám trẻ chăn trâu đang lùa đàn trâu đã được ăn no cỏ mò mẫm về nhà. Những bóng trắng nhỏ bé của đàn cò trắng xa xa thấp thoáng trong bóng chiều xòe cánh đáp xuống cánh đông. Cảnh vật trở nên yên bình, nên thơ.
4. Câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra trở nên thật nên thơ, yên bình. Khung cảnh làng quê dưới con mắt của tác giả tuy không phải núi cao sông rộng mênh mông, hùng vĩ nhưng mang một vẻ đẹp riêng, mang một vẻ đẹp đơn sơ mà trữ tình, đạm chất làng quê Việt Nam
Trong bối cảnh đó, tâm trạng của tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, tâm hồn của tác giả gắn bó chặt chẽ với quê hương.
5. Câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Tác giả bài thơ tuy là một vị vua, có địa vị tối cao nhưng lại mang trong mình một tâm hồn thi sĩ. Không có sự ngăn cách nào giữa người đứng đầu một dân tộc với một người dân quê chất phác đang cảm nhận vẻ đẹp của quê hương mình. Điều đó cho ta thấy, tác giả rất gần gũi với dân chúng, có trái tim nhân hậu, rất mực yêu quê hương, đất nước. Chính điều đó đã làm nên hào khí dân tộc, và những chiến thắng hào hùng của đất nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của triều đại nhà Trần.
III. Luyện tập bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Ánh chiều cuối ngày dần tắt hẳn phía xa, chỉ còn lại những ánh sáng yếu ớt cuối ngày. Còn đường dẫn về làng trở nên vắng lặng hơn trong ánh chiều tà, tiếng sáo diều vi vu của đám trẻ chăn trâu vang vọng khắp làng. Đàn trâu theo tiếng sáo diều dẫn dắt lững thững đi trong ánh hoàng hôn. Cánh đồng mênh mông cũng trở nên im lìm, những bóng trắng nhỏ bé của đàn cò trắng như ẩn hiện lúc mờ lúc tỏ, nhẹ nhàng lướt qua. Cảnh vật như một bức vẽ hoàng hôn nhẹ nhàng mà nên thơ.
Nguồn Internet