Cao Bá Quát là một trong nhưng người nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay vì chữ đẹp.Ông càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường, lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông:
“ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”
“ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa “
Tuy nhiên Cao Bá Quát cũng đã rơi nước mắt trên đường đi tìm công danh cũng như tâm trạng chán ghét của một người tri thức trên đường đi tìm danh lợi. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” hay còn được gọi với cái tên “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
SOẠN BÀI BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁTLỚP 11
I- Tìm hiểu chung bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
1. Tác gia Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 )
- Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội ).
- Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời.
- Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng( Quảng Bình, Quảng Trị )
- hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này).
- Thể thơ: thể ca hành( thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam ).
II. Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hình ảnh tả thực: “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.
->đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
->Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi.
Hình ảnh người đi trên bãi cát:
- Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc
- Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
- Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
- Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân.
=> Sự tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp.
2. Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
“ Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”
->Nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh- lợi danh.
“Xưa nay, phường danh lợi,
Tất cả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?”
Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả(hơi men)
→ Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.
=> sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, côn đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.
3. Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời.
Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Người đi trên cát sa lầy trong cát hay chính là kẻ sĩ cô độc, đơn độc một mình trên con đường tìm kiến cái chân thực, chân lí của cuộc đời.
4. Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nhịp điệu của bài thơ này được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả nãng diễn đạt phong phú. Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Cách ngắt nhịp khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa), khi là 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mĩ thuỵ ông), khi lại là 4/3 (Phong tiền tửu điểm/ hữu mĩ tửu). Câu cuối cùng (Quân hồ vi hồ sa thượng lập?) không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh. Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh.
III. Luyện tập Bài ca ngắn đi trên bãi cá
Qua bài thơ, hiện lên một hình ảnh của một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu “học phép ngủ” để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Ông không chịu thoả hiệp với thực tại nhức nhối của con đường vinh danh bổng lộc như thế. Cũng chính vì điều này, cùng với tinh thần trung trực, chính nghĩa, với tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội, quyết không chấp nhận thực tại. Hơn thế khi chứng kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi không thương tiếc), ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt. Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Nguồn Internet